Đãi "vàng" trên cát bạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trò chuyện với chúng tôi, một lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) khẳng định rằng, vùng cát dọc bờ biển miền Trung có thể trở thành những… “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp trong tương lai gần.

 

Điều này đã được chứng minh khi những nông dân ở huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) có được “bạc tỷ” qua mỗi vụ mùa đậu phộng bội thu.

 

Thung lũng cát Vĩnh Hội đã được phủ xanh bằng đậu phộng
Thung lũng cát Vĩnh Hội đã được phủ xanh bằng đậu phộng



Giống đậu “phù thủy”

Chúng tôi tìm đến thung lũng đậu phộng Vĩnh Hội (thuộc thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) vào một ngày cuối tháng 11-2018. Vĩnh Hội có đến 346 nóc nhà, trên 1.500 nhân khẩu. Ngôi làng nằm lọt thỏm dưới chân núi Bà (huyện Phù Cát), lưng tựa núi, mặt hướng ra biển Đông.

Núi đá ở Vĩnh Hội cũng rất khác núi đá vùng xung quanh với những khối đá tròn trịa, tựa như hàng ngàn củ đậu khổng lồ lăn lốc vây lấy ngôi làng. Dẫu sinh sống trên vùng cát ven biển nhưng dân làng Vĩnh Hội lại chọn gắn bó với ruộng đồng, nương rẫy. Biến dải cát khô cằn trở thành những “bờ xôi, ruộng mật” để đào, đãi ra “vàng”.


 

 Người dân ở thung lũng Vĩnh Hội đang thu hoạch đậu phộng
Người dân ở thung lũng Vĩnh Hội đang thu hoạch đậu phộng



 Những ngày qua, người dân cả dải cát ở 2 xã Cát Hải và Cát Hiệp (huyện Phù Cát) đang tất tả thu hoạch vụ đậu phộng. Thương lái Bắc - Nam nườm nượp đổ về để mua cho bằng hết đậu phộng của dân làng. Gặp chúng tôi, Trưởng thôn Vĩnh Hội Nguyễn Ngọc Hùng phấn khởi, khoe: “Vụ đậu phộng này lại tiếp tục thắng lớn chú ạ! Đậu tiếp tục cho năng suất rất cao, giá cả đang lên đỉnh điểm và tiếp tục còn tăng nên dân Vĩnh Hội phấn khởi lắm”.

Bên tách nước trà trong ngôi nhà của mình, ông Võ Hữu Đức, Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Hội, bắt đầu kể lại: Trước kia, thung lũng Vĩnh Hội là vùng cát bạc màu, nhiễm mặn, nghèo dinh dưỡng; không trồng nổi một thứ cây hiệu quả. Có giai đoạn, những cánh đồng như: đồng Công, suối Trưng, suối Cây Bàng, Mã Vôi, ruộng Suối… đều làm lúa hết nhưng năm nào cũng trắng tay vì lúa không chịu nổi đất cát nhiễm mặn.


 

Thung lũng cát Vĩnh Hội đã được phủ xanh bởi những cánh đồng đậu phộng
Thung lũng cát Vĩnh Hội đã được phủ xanh bởi những cánh đồng đậu phộng


Theo ông Võ Hữu Đức, có trên 70ha đất cát thích hợp trồng đậu phộng. Vào vụ cao điểm, có ngày cả thôn bán ra thị trường 200 tấn đậu với giá 15.000 đồng/kg, doanh thu 3 tỷ đồng. Có nhiều hộ, mỗi vụ thu hoạch được 5 - 7 tấn đậu, thu trên dưới 100 triệu đồng. Bây giờ, đất cát xứ này đã làm được 3 vụ đậu và 3 vụ hành/năm. Nhờ vậy, đời sống của dân làng xứ cát đã thay đổi về mọi mặt.

Về sau, dân làng tìm đủ thứ giống đậu xanh, khổ qua, ớt, khoai, các loại rau, hoa… từ các nơi về làng trồng thử, song đều thất bại. Đến năm 1995, dân làng mới manh mún chuyển qua trồng đậu phộng. Ban đầu, họ trồng giống đậu Hương Lộc 25, rồi đến L14… chịu được đất cát xứ này nên cho bội thu. Nhưng 2 - 3 năm sau, các giống ấy bị thoái hóa, mang sâu bệnh và mất mùa.

Đến năm 2012, Viện ASISOV (đặt tại TP Quy Nhơn, Bình Định) tìm đến xứ cát này, chọn 2 hộ dân ở làng Vĩnh Hội, gồm hộ ông Nguyễn Văn Mạnh (45 tuổi) và ông Trần Văn Thành (46 tuổi) hợp tác trồng thí điểm giống đậu phộng mới mang tên LDH09. Đây là giống chịu hạn, chịu mặn, sống được với cát biển do Viện ASISOV lai tạo. Tin mừng đến tai nhiều dân làng Vĩnh Hội, ai nấy đều đặt kỳ vọng vào giống đậu chịu được vùng cát nhiễm mặn này. Và thật hiệu quả khi ông Mạnh và ông Thành vụ đó bội thu, thắng lớn. Giống đậu LDH09 trồng trên đất cát nhưng cho hột to lạ thường. Dân làng thấy vậy, gọi đó là đậu “thần” hay đậu “phù thủy”.


 

 Chân dung những
Chân dung những "phù thủy" làng đậu phộng Vĩnh Hội



Từ sau vụ trồng thí điểm đó, cả làng Vĩnh Hội đều chọn giống đậu “phù thủy” để gieo trồng. Những cánh đồng lúa mất mùa trước kia đều chuyển dần sang trồng đậu “phù thủy”. Theo hướng dẫn của các nhà khoa học Viện ASISOV, cát ở dọc bờ biển là thứ tốt nhất, không mang sâu bệnh, sạch, lại giữ ẩm rất tốt… dân làng liền tìm đến nhiều động cát ven biển đào lấy cát ấy mang về lấp những ruộng lúa sình lầy, nhiễm mặn. Một cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng lịch sử chưa từng thấy tại làng cát Vĩnh Hội đã diễn ra vì có sự “ngược đời” ở chỗ, người dân mang cát biển về lấp trắng 27ha đất lúa.

Thấy tôi còn ngơ ngác như chưa hiểu hết vấn đề, Trưởng thôn Vĩnh Hội Nguyễn Ngọc Hùng nói ngay: “Nhờ làm như thế mà bây giờ cả làng trên xóm dưới ở Vĩnh Hội kinh tế đã phất lên vùn vụt. Đến nay, đã 5 năm liền giống đậu phộng LDH09 vẫn chiếm lĩnh mảnh đất này, trở thành bảo bối làm giàu của dân làng Vĩnh Hội”.

Những vụ đậu bạc tỷ

Một lần tâm sự với chúng tôi, Tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện ASISOV, nhận định xu thế của nông nghiệp bây giờ là phải chuyển đổi cơ cấu từ cây lúa nước sang cây trồng trên cạn để hạn chế thất thoát nước; hạn chế khí mê-tan thoát ra từ cây lúa, làm thủng tầng ozon; tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; cắt được nguồn sâu bệnh…

“Cùng với giống đậu phộng LDH09, Viện ASISOV đang tiếp tục nghiên cứu các giống cây trồng khác chịu hạn, chịu mặn và sinh trưởng ngắn nhằm hướng đến nền nông nghiệp thích ứng theo hướng hữu cơ trên cát”, ông Nguyễn Thanh Phương cho biết.

Và tương lai nếu đúng như những gì ông Nguyễn Thanh Phương nhận định, dải cát dài ven biển miền Trung sẽ là vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ tốt nhất của cả nước. Bởi nông nghiệp hữu cơ yêu cầu phải có giá thể sạch; nguồn nước, phân hữu cơ cũng phải thật sạch… và chính cát là giá thể sạch nhất để trở thành những mỏ vàng.


 

Người dân ở thung lũng Vĩnh Hội đang bội thu vụ đậu phộng
Người dân ở thung lũng Vĩnh Hội đang bội thu vụ đậu phộng "bạc tỷ"



Những người trồng đậu phộng giỏi nhất thung lũng cát Vĩnh Hội hiện nay phải kể đến các ông: Mai Hữu Lộc (50 tuổi), Lê Thế Lợi (51 tuổi), Trần Văn Thung (63 tuổi). Trong 5 năm liền, họ đều giữ kỷ lục trồng đậu cho năng suất cao nhất vùng.

“Đất cát hóa vàng là nhờ đậu phộng. Gia đình tôi vụ rồi trồng được 5 sào đậu (một sào tương đương 500m²). Mỗi sào đạt từ 500 - 700kg. Ở đây chưa ai phá được kỷ lục trồng 700kg/sào đất như tôi. Vụ đậu qua 3 tháng trồng, tôi thu hoạch được trên 3 tấn, mang về trên 60 triệu đồng, vậy là trúng lớn!”, ông Mai Hữu Lộc phấn khởi.

Bà Phan Thị Loan nói thêm: “Từ 12.000/kg vụ trước, đến nay đậu phộng đã lên giá 14.000 - 15.000 đồng/kg và còn tăng lên nữa. Sản phẩm nông dân chúng tôi làm ra đảm bảo chất lượng sạch, lại cho trái to, chắc hột nên thương lái thu mua hết để chở đến các thị trường lớn như Hà Nội, TPHCM tiêu thụ”.

 

Ngọc Oai (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.