Săn mật ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhọc nhằn theo cánh ong bay

6 giờ sáng, đoàn chúng tôi bắt đầu hành trình vào khu rừng thuộc địa phận của Lâm trường 8 (Kbang), hành trang mang theo của 2 thợ săn mật ong Nguyễn Dụng và Nguyễn Tiến Hải (thôn 8, xã Đông, huyện Kbang- Gia Lai) là hai cây rựa, một túi ni lon, một đuốc và chiếc mũ lưới đơn sơ. Vượt qua hơn 7 km đường đất đỏ, chúng tôi đến được điểm mà theo hai thợ săn xác định là nơi ong thường về làm tổ. Loại ong rừng rất chung thủy với những điểm mà chúng làm tổ trước đó, nên dù có khai thác năm trước, năm sau ong vẫn tìm đường về, nhưng không làm lại tổ trên cây cũ mà luẩn quẩn trong bán kính từ 100 mét đến 300 mét.

Thành quả từ mỗi chuyến
Thành quả từ mỗi chuyến "săn" mật ong rừng. Ảnh: Lê Nam
Thông thường mỗi tổ ong cho từ 5 lít đến 7 lít mật, nếu may mắn gặp tổ lớn có thể được hơn 10 lít. Thời gian này, tại huyện Kbang có hàng trăm thợ săn mật ong lùng sục khắp các cánh rừng nên rất khó tìm. Hiện nay, trên thị trường giá mật ong rừng vào khoảng 200.000 đồng/lít, nhưng không phải chuyến đi nào các thợ săn cũng gặp may mắn. Anh Nguyễn Tiến Hải cho biết:  Mỗi chuyến đi săn thường trong 2 ngày, nhưng có chuyến đi chỉ cần một buổi sáng có thể kiếm được 3-4 tổ bán được cả triệu đồng, nhưng cũng có khi lặn lội 2 ngày trời trong các khu rừng cũng không kiếm được tổ nào phải về tay trắng…”.

Sau nửa ngày tìm kiếm trong rừng, đoàn chúng tôi may mắn tìm được 2 tổ ong, nhưng một tổ không thể bắt được do đã có dấu vết của người tìm được trước đó. Ở đây có một quy luật bất thành văn trong giới săn ong là khi tổ ong được đánh dấu thì xem như đã có chủ, họ có một niềm tin rằng: Ai vi phạm sẽ bị những điềm gở từ rừng. Nhưng với anh Dụng và Hải, gặp được một tổ ong vào thời điểm này cũng may mắn hơn nhiều những chuyến đi săn trở về tay trắng trước đó.

Thợ săn ong hồn ở… ngọn cây

Sau khi nghiên cứu kỹ hướng gió và vị trí của tổ ong trên cây xoay cao gần 25 mét, hai thợ săn bắt đầu tiến hành khai thác. Dụng cụ đầu tiên mà họ chuẩn bị là một cây nèo được làm từ thân cây rừng dài hơn 5 mét, anh Dụng giải thích: “Do thân cây này lớn quá, không thể bám vào để leo lên, nên chỉ có hai cách khai thác: là ken thân cây để néo dây dần lên, làm nèo, nhưng muốn làm được nèo thì bên cạnh cây có tổ ong phải có một cây khác cao tương đương để móc nèo từ ngọn của nó sang. Có hai loại nèo, loại nèo nằm chỉ là một thân cây rừng chắc chắn, sau đó tìm vị trí bắc qua hai thân cây như một chiếc cầu, thợ săn sẽ bám vào để lần qua. Loại nèo đứng thì nối hai khúc cây lại với nhau tạo thành một chiếc ngoắc, thợ săn sẽ mang theo lên ngọn cây bên cạnh, tìm vị trí thích hợp của cây có tổ ong ngoắc vào rồi đu lên…”.

Những thao tác nhanh thoăn thoắt của anh Hải khi đu mình trên cây nèo để bám sang cây có tổ ong và đưa ngọn đuốc vào tổ để đuổi ong rồi dùng dao cắt tổ cho vào túi diễn ra chưa đến 10 phút. Kết quả của lần khai thác này chỉ được gần 1,5 lít mật: “Làm nghề săn mật ong này là thế đấy, có nhiều lần lên đến ngọn cây mệt lữ tổ ong lại không có mật, rồi nhiều lúc bị ong cắn hay sơ sẩy tính mạng. Năm ngoái, có hai thợ săn thoát chết khi bị ngã từ trên cây xuống và phải chịu thương tật vĩnh viễn, tôi cũng bị ong cắn phải nằm viện mất cả tuần. Không ai làm giàu được từ nghề khai thác mật ong, chỉ mong may mắn kiếm được chút ít đỡ đần cho cuộc sống gia đình…”- anh Hải buồn rầu tâm sự.

Tôi chợt hiểu vì sao mà những người trong giới săn ong thường đùa với nhau: “Nghề đi biển hồn treo cột buồm, thì nghề săn ong hồn ở ngọn cây”.

Kỹ nghệ sản xuất mật ong giả

Theo giới săn mật ong rừng, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất mật ong giả nên đã làm cho giá trị của mật ong giảm mạnh. Tại các cơ sở bán lẻ, hầu như mật đều được pha trộn. Theo một thợ săn ong tên Bắc tại thị trấn Kbang cho biết: “Các chủ hàng mua vào với giá 200.000 đồng/lít mật ong thật khi bán ra lại dao động từ 200.000 đồng/lít đến 220.000 đồng/lít, thậm chí chỉ 180.000 đồng/lít thì làm sao có lãi? Theo sự chỉ dẫn của anh Bắc, chúng tôi tìm đến điểm bán mật ong rừng của bà N. (vì vấn đề tế nhị chúng tôi không tiện nêu tên), tại thị trấn Kbang. Đúng như lời anh Bắc, giá mật “ong rừng” chỉ có 175.000 đồng/lít, nhìn cũng không khác mật ong thật là bao.

Những năm qua thương hiệu mật ong Gia Lai đã có chỗ đứng trên thị trường, thiết nghĩ cần có những biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người tiêu dùng cũng như giá trị của thương hiệu mật ong tỉnh ta.
Lê Anh- Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.