"Đánh thức" tiềm năng du lịch Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gia Lai sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với những bản sắc lâu đời của bà con dân tộc thiểu số người Bahnar, Jrai... Những tiềm năng du lịch ấy vẫn đang chờ được "đánh thức" để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị.

 Bảo tàng Gia Lai trưng bày, lưu giữ các vật dụng của người bản địa từ xa xưa
Bảo tàng Gia Lai trưng bày, lưu giữ các vật dụng của người bản địa từ xa xưa


Gia Lai là một tỉnh phía Bắc Tây Nguyên, cũng là một cửa ngõ quan trọng khi có các trục quốc lộ 14, 19, 25 nối liền các khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Gia Lai còn là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh còn giữ nguyên nét hoang sơ. Một kho tàng văn hóa di sản phi vật thể của nhân loại là “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Gia Lai đã xây dựng nhiều đề án nhằm quy hoạch tổng thể ngành du lịch của tỉnh nhà. Qua đó mở rộng cửa, tạo các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch vào tìm hiểu và phát triển quảng bá, đưa du lịch Gia Lai hội nhập vào du lịch Việt Nam. Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2017 với chủ đề “Gia Lai - Tiềm năng - Hợp tác - Phát triển” vừa qua cũng là “đòn bẩy” để ngành du lịch Gia Lai bước sang một trang mới.

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai đã phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch của hai địa phương đi thực tế, khảo sát các điểm du lich ở TP. Pleiku, Chư Pah, khu vực Đông Trường Sơn như các huyện: Kbang, Đak Pơ và thị xã An Khê. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng về những tiềm năng, thế mạnh của du lịch Gia Lai. Đây cũng là dịp để Gia Lai có thể giới thiệu đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch những gì mà Gia Lai đang sở hữu; lắng nghe những ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn để có thể xác định được vị trí của Gia Lai, khắc phục những điểm còn hạn chế.

Bà Phan Yến Ly-đại diện Công ty du lịch Sài Gòn Tourist-nhận xét: “Theo tôi, Gia Lai đã có trong mình những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch thì tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, quảng bá, xây dựng một môi trường du lịch thân thiện. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, tập huấn, nâng cao trình độ cho những các hướng dẫn viên, chuyên viên du lịch…”.

Theo ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty Du lịch Cao Nguyên Việt, Gia Lai-một công ty du lịch đã gắn bó với ngành du lịch Gia Lai hơn 20 năm: “Gia Lai đang nắm giữ một “viên ngọc quý” mà thiên nhiên đã ban tặng. Những nét văn hóa cồng chiêng và cảnh sinh hoạt đời thường của bà con đồng bào dân tộc đã mang đến cho Gia Lai những nét đặc trưng riêng. Các khách du lịch đến với Gia Lai cũng rất thích thú với vẻ hoang sơ, mộc mạc ở mảnh đất bazan. Nhưng khi du khách đến lại không biết đến những điểm vui chơi, tham quan, vị trí các món ăn ẩm thực đã làm nên thương hiệu cho mảnh đất Phố núi này…”.

 

 Đến với Gia Lai, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội cồng chiêng
Đến với Gia Lai, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội cồng chiêng



Trao đổi tai buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhấn mạnh: “Phát triển du lịch Gia Lai luôn gắn liền với lịch sử, bản sắc văn hóa, thiên nhiên. Từ những cái có sẵn, tỉnh luôn mở rộng kết nối với các tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên… để tạo ra chuỗi du lịch nhằm cho du khách những chuyến đi với những trải nghiệm mới mẻ. Tỉnh cũng đã lên kế hoạch để bồi dưỡng nguồn hướng dẫn viên, nhân viên du lịch để cùng nhau xây dựng một ngành du lịch Gia Lai bền vững, phát triển”.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ-Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, cho biết: Hiện tại, lãnh đạo hai địa phương Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh đã xác định và tiến hành ký kết hợp tác, việc ký kết này đã tạo nền tảng để đẩy mạnh quảng bá du lịch Gia Lai tại TP. Hồ Chí Minh, qua đó tạo các tour du lich văn hóa, du lịch cộng đồng. Việc kết nối giữa hai địa phương cũng đã làm phong phú thêm món ăn tinh thần nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước thêm nhiều lựa chọn…Trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ có nhiều hỗ trợ để biến du lịch Gia Lai thành những sản phẩm có giá trị phục vụ du khách.

Du lịch Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có vẫn chưa được đầu tư khai thác để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị. Để “đánh thức”, khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng du lịch Gia Lai thì không thể thiếu sự liên kết. Trước hết là liên kết liên vùng với khu vực miền Trung, Nam Trung bộ, sau đó là các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, tạo các tour du lịch “lên rừng, xuống biển”.

Chí Anh (theo dulichvn)

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.