Yêu cầu báo cáo vụ "Thay đổi quy hoạch xoành xoạch, cả trăm hộ dân điêu đứng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Cư M’gar báo cáo, phản hồi thông tin bài báo "Thay đổi quy hoạch xoành xoạch, cả trăm hộ dân điêu đứng" mà Báo Người Lao Động đã phản ánh.
Sáng 26-4, tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tỉnh Đắk Lắk cho biết đã có văn bản gửi UBND huyện Cư M’gar về việc phản hồi bài báo "Thay đổi quy hoạch xoành xoạch, cả trăm hộ dân điêu đứng" mà Báo Người Lao Động phản ánh.

Cả trăm hộ dân Tổ dân phố Toàn Thắng đang sống trong lo lắng
Cả trăm hộ dân Tổ dân phố Toàn Thắng đang sống trong lo lắng
Theo đó, ngày 13-4, Báo Người Lao Động có bài viết phản ánh 74 hộ dân tại tổ dân phố Toàn Thắng (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) đang lo lắng, bất an vì sau ít năm được gỡ quy hoạch treo, cho chuyển đổi sang đất ở thì nay lại bị quy hoạch thành đất cây xanh, trường học.
Căn cứ vào kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý thông tin báo chí, Sở TT-TT tỉnh Đắk Lắk đề nghị lãnh đạo UBND huyện Cư M’gar chỉ đạo kiểm tra, xác minh và có thông tin phản hồi các nội dung báo chí phản ánh. Trong đó, cần làm rõ thông tin báo chí phản ánh có chính xác không? có thông tin nào gây hiểu nhầm không? Nếu thông tin trên là đúng sự thật, chính xác thì cần nhấn mạnh nêu rõ giải pháp của ngành chức năng trong việc xử lý tình trạng trên; phản hồi bằng văn bản cho Báo Người Lao Động và gửi về Văn phòng UBND tỉnh, Sở TTT-TT trước ngày 30-4.

Thường trực Huyện ủy, HĐND, thành viên UBND huyện huyện Cư M’gar tổ chức cuộc họp tháo gỡ vướng mắc
Thường trực Huyện ủy, HĐND, thành viên UBND huyện huyện Cư M’gar tổ chức cuộc họp tháo gỡ vướng mắc
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, năm 2009, cơ quan chức năng lập quy hoạch một phần tổ dân phố Toàn Thắng làm đất cây xanh, trường học. Đến năm 2015, cơ quan chức năng đã quyết định gỡ bỏ quy hoạch treo này thành quy hoạch đất ở đô thị. Người dân vui mừng, gom góp, vay mượn tiền bạc cùng nhau đến xin chuyển đổi sang đất ở và được đồng ý.
Bất ngờ, vào năm 2020, cơ quan chức năng lại lập quy hoạch khu vực này thành đất cây xanh, trường học. Cả trăm hộ dân đang sinh sống ổn định tiếp tục lo lắng, bất an.
Tại buổi đối thoại với người dân, lãnh đạo địa phương khẳng định lỗi cho chính quyền khi thiếu giám sát, để đơn vị tư vấn "bốc" quy hoạch trường học vào khu vực đã cho người dân chuyển đổi thành đất thổ cư.

2 căn nhà đang xây dựng trên đất thổ cư thì bị cơ quan chức năng lập biên bản tạm đình chỉ vì không phù hợp quy hoạch
2 căn nhà đang xây dựng trên đất thổ cư thì bị cơ quan chức năng lập biên bản tạm đình chỉ vì không phù hợp quy hoạch
Còn tại buổi họp của Thường trực Huyện ủy, HĐND, thành viên UBND huyện, ông Lê Nam Cao, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar, khẳng định trách nhiệm chính thuộc về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, gây hậu quả lớn.
Xuyên suốt trong các buổi họp, các ý kiến đều khẳng định để xảy ra vụ việc là trách nhiệm của chính quyền địa phương, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Tuy vậy, việc xin điều chỉnh lại quy hoạch không phải là vấn đề đơn giản, không thể giải quyết một sớm một chiều. Người dân tiếp tục bị hạn chế một số quyền trên đất của mình và chờ đợi đến kỳ quy hoạch vào năm 2025 tới để xin điều chỉnh quy hoạch.
Theo C. Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null