Xuất hiện sao chổi có thể hủy diệt Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sao chổi Swift-Tuttle có thể sẽ gây ra viễn cảnh kinh hoàng nếu va chạm với Trái đất trong khoảng 2.400 năm nữa.

Sao chổi Swift-Tuttle cần 133 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời.
Sao chổi Swift-Tuttle cần 133 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời.

Theo Daily Mail, sao chổi 109P/Swift-Tuttle, có đường kính 26 km cần 133 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo quay quanh Mặt trời và nếu tính theo chu kỳ này, nó sẽ tiếp cận nguy hiểm với Trái đất.  

Tuy vậy, theo các chuyên gia, cơ hội để Swift-Tuttle va chạm với hành tinh của chúng ta là khá thấp. Mặc dù vậy, không thể bỏ qua lực hấp dẫn của sao Mộc có thể làm ảnh hưởng tới quỹ đạo của sao chổi này và gây ra vụ va chạm mạnh hơn 30 lần vụ va chạm thiên thạch từng làm khủng long tuyệt chủng cách đây hơn 60 triệu năm.

Theo nhà thiên văn học Ethan Siegel, nếu viễn cảnh khủng khiếp này xảy ra, với tốc độ và kích cỡ của mình, Swift-Tuttle có thể tạo nên thảm họa khủng khiếp với Trái đất vào ngày 15-9-4479.

Khi đó, nó sẽ di chuyển với vận tốc 60 km/s và gây ra vụ nổ giải phóng nguồn năng lượng tương đương 20 triệu quả bom nhiệt hạch.

Tuy nhiên, ông Ethan khẳng định Trái đất sẽ an toàn trong hàng ngàn năm tới và vào năm 4479, sao chổi này sẽ tiếp cận rất gần với hành tinh của chúng ta.

"Điều này không có nghĩa nó sẽ lao xuống Trái đất. Nhưng khả năng đó vẫn tồn tại. Tuy vậy, có tới 99,9999% nó sẽ bỏ qua chúng ta"-nhà thiên văn học cho hay.

Song Hy (VTC News/Daily Mail/VOV)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null