Xứ Bắc trong tôi…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi là người gốc Bắc. Dẫu thời gian sống ở Gia Lai dài gấp nhiều lần thời gian gắn bó với quê hương nhưng quê hương luôn là một phần rất quan trọng trong tôi. Tôi luôn tự hào vì trong mình có hai nét tính cách của hai vùng đất, một là đất Bắc-nơi sinh ra tôi và một là Gia Lai-nơi nuôi dưỡng tôi trưởng thành như bây giờ.

Còn nhớ những ngày đầu, khi Công viên Đồng Xanh khai trương và đưa vào sử dụng, phục vụ du khách đến tham quan những công trình kiến trúc mô phỏng Đền Hùng với tượng của 18 vị Hùng Vương, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám… tôi đã đưa ngay các con đến và vận dụng những kiến thức học được qua sách vở để giới thiệu cho các con về những địa điểm mô phỏng mà chúng đang được nhìn thấy. Và trong lòng tôi dấy lên ước mơ rằng, một ngày nào đó sẽ có dịp đưa các con mình đến những nơi mà chúng đang được quan sát kia, cũng là trở về với đất Bắc, với cái nôi văn hóa Bắc bộ đã chảy trong dòng máu của tôi, để dòng máu ấy tiếp nối qua thế hệ sau...

  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.



Tôi có khá nhiều bạn bè người Bắc, cả người Bắc đang sinh sống trên đất Bắc và những người gốc Bắc xa xứ như tôi. Trong số những người gốc Bắc mà tôi biết, nhiều người cực kỳ tài hoa. Đó là một cô giáo dạy mỹ thuật, đồng thời là một họa sĩ tài năng, tranh của chị liên tục được trưng bày ở các triển lãm, được bạn bè trong và ngoài nước ưa chuộng; chị còn làm thơ khá hay, đã có thơ in ở nhiều báo và tạp chí. Tưởng thế là hết, ai ngờ một lần, tôi còn giật mình khi xem một chương trình trên truyền hình, thấy chị xuất hiện để… ngâm thơ, giọng ngâm trầm bổng rất truyền cảm. Hay như một thầy giáo khác, vừa dạy học, vừa viết văn, viết báo, lại vừa vẽ tranh, viết thư pháp, tâm hồn luôn lạc quan yêu đời dẫu đang phải chống chọi lại với bệnh tật. Và ngay cả cha tôi nữa. Ông vẫn là một điển hình của người đàn ông xứ Bắc theo những gì tôi biết, nhưng cũng đã lại rất Tây Nguyên trong nếp nghĩ của tôi. Những con người như cô giáo dạy Mỹ thuật, như thầy giáo dạy Văn, như cha tôi, đã góp phần giữ lại phảng phất quanh tôi những gì rất thân thuộc của quê nhà.

Ngày ngày lên lớp, tôi vẫn đang truyền lại cho học trò những kiến thức thuộc về lịch sử, trong ấy có một phần lịch sử đất Bắc. Tôi thường nói với học trò về vùng đất ấy không chỉ với tất cả niềm yêu thương, tự hào về nơi tôi đã sinh ra, mà còn bằng cả những ký ức, kỷ niệm, nỗi nhớ luôn thường trực. Dẫu thời gian có trôi đi bao lâu chăng nữa, miền đất ấy luôn là một hoài niệm đẹp để tôi hướng về.

 ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...