Xét xử nhóm khủng bố ở Đắk Lắk: Nhiều bị cáo khai bị dọa giết cả nhà nếu không tham gia tổ chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều bị cáo tham gia tổ chức khủng bố tại Đắk Lắk khai do bị lôi kéo, thậm chí bị đe dọa giết chết cả nhà. Đau lòng hơn, có trường hợp còn kéo theo con cháu, anh em, người thân vào con đường sai trái, tội lỗi.

Nhiều bị cáo tham gia tổ chức khủng bố tại Đắk Lắk khai do bị lôi kéo, thậm chí bị đe dọa giết chết cả nhà. Đau lòng hơn, có trường hợp còn kéo theo con cháu, anh em, người thân vào con đường sai trái, tội lỗi.

Bị đe dọa giết chết cả nhà

Ngày 17/1, tại Đắk Lắk tiếp tục diễn ra phần xét hỏi 100 bị cáo liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào 2 trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin).

Tại đây, nhiều bị cáo khai với HĐXX việc bị các đối tượng cầm đầu tổ chức phản động rủ rê, lôi kéo, kích động, thậm chí đe dọa bắt đi theo. Nếu không đi theo, bọn chúng sẽ giết chết cả nhà.

Cụ thể, một bị cáo khai bị rủ rê tham gia tổ chức phản động vào năm 2019. Những đối tượng cầm đầu hứa sẽ chia đất đai nếu tham gia việc xây dựng, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề ga”. Dẫu vậy, bị cáo này không đi theo vì biết như vậy sẽ sai, vi phạm.

Đến năm 2023, bị cáo này tiếp tục bị đối tượng Y Thô Ayun (một trong các đối tượng cốt cán của tổ chức phản động) dọa sẽ giết chết cả nhà nếu không tham gia. Do sợ hãi (2-3 lần bị Y Thô đe dọa), cộng với sự thiếu hiểu biết, bị cáo này đã sa chân vào con đường phạm pháp. Trước tòa, bị cáo tỏ ra hối hận vì những hành vi phạm tội của mình.

Phiên tòa xét xử vụ khủng bố tại Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN

Phiên tòa xét xử vụ khủng bố tại Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN

Cũng đứng trước bục khai báo, bị cáo Y Nen Mlô nhận thức rõ hành vi sai trái khi tham gia tổ chức phản động mang tên “Lính Đêga”, tấn công vào trụ sở cơ quan công quyền, sát hại cán bộ, người dân, đập phá tài sản Nhà nước.

Bị cáo Y Nen khai do thiếu hiểu biết, bị dụ dỗ nên đóng tiền cho các đối tượng cầm đầu mua lương thực, vũ khí nhằm phục vụ cho kế hoạch tấn công chính quyền Việt Nam.

Bị cáo Y Nen cũng tham gia vào cuộc họp bàn về vụ tấn công vũ trang vào trụ sở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin). Cuộc họp diễn ra tại chòi rẫy buôn Jung A (xã Ea Ktur). Tại đây, đối tượng cộm cán Y Tim Niê đã đe dọa rằng: Người nào bỏ chạy sẽ bị tổ chức bắn chết. Bị đe dọa như vậy nên Y Nen tham gia vào cuộc khủng bố và làm theo sự chỉ đạo của những đối tượng cầm đầu.

Ngoài ra, một số bị cáo đã bị nhóm phản động lợi dụng những vướng mắc trong cuộc sống cá nhân để kích động, lôi kéo tham gia xây dựng tổ chức.

Kéo người thân vào vòng xoáy tội lỗi

Trong vụ án trên, có một số bị cáo có mối quan hệ là cha - con, anh - em, chú -cháu. Vì sự thiếu hiểu biết mà nhiều bị cáo đã đưa người thân của mình vào con đường tội lỗi. Như trường hợp bị cáo Nay Tam, có con cùng tham gia vào tổ chức “Lính Đêga”.

Nay Tam vào tổ chức phản động từ năm 2022, do Nay Dương (anh ruột) rủ rê, lôi kéo. Chính đối tượng Nay Dương (bị cáo trong vụ án) cũng là người lôi kéo cháu mình (con của Nay Tam) gia nhập “Lính Đêga”. Từ đây, Nay Dương trở thành đối tượng cầm đầu, dẫn dắt các thành viên trong gia đình hoạt động tích cực cho tổ chức phản động.

Nữ bị cáo H Wuên Êban cầm đầu tổ chức khủng bố tại Đắk Lắk. Ảnh: Báo Nhân dân

Nữ bị cáo H Wuên Êban cầm đầu tổ chức khủng bố tại Đắk Lắk. Ảnh: Báo Nhân dân

Bị cáo Nay Dương khai trước tòa rằng, bị Y Thô Ayun đưa vào nhóm xây dựng “Nhà nước Đề ga” vào năm 2019. Bản thân bị cáo đã góp 8 triệu đồng để mua súng, đạn, phục vụ cho kế hoạch tấn công chính quyền.

Bị cáo Nay Dương được Y Thô Ayun huấn luyện, dạy võ thuật và 2 lần trực tiếp tham gia đột nhập vào một căn cứ quân sự trên địa bàn huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), nhằm cướp vũ khí, phục vụ cho mục tiêu mở rộng địa bàn tấn công. Sau 2 lần đột nhập thất bại, nhóm này chuyển hướng tấn công vào 2 trụ sở xã thuộc huyện Cư Kuin làm 9 người chết và nhiều người bị thương.

Trong vụ án còn có bị cáo Y Khương Niê có người thân tham gia vào tổ chức phản động. Hiện, người thân của bị cáo này đã bỏ trốn, đang bị phát truy nã.

Theo nội dung vụ án, đêm mùng 10, rạng sáng 11/6/2023, gần 100 đối tượng người dân tộc thiểu số, chia thành 2 nhóm tấn công trụ sở xã Ea Ktur và xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin), làm chết 9 người và nhiều người khác bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Giữa lòng hồ Sê San mênh mông nơi biên viễn Ia H’Drai có một làng chài mang đậm dấu ấn của miền Tây Nam Bộ. Nơi đó có câu chuyện về hành trình của những cư dân miền Tây tha phương mang theo mơ ước về một cuộc sống đủ đầy.