Xét xử "đại án" 6.126 tỷ đồng: Thẩm vấn việc sử dụng 4.500 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26-7, phiên tòa sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (viết tắt VNCB, nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - viết tắt CBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục phần thẩm vấn.  

Bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh



Đại diện Viện KSND TPHCM, các luật sư đã đặt nhiều câu hỏi với các bị cáo và các bên liên quan để làm rõ việc sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng. Tại phiên xử sơ thẩm lần trước, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và các bị cáo đồng phạm khai rằng số tiền này có nguồn gốc từ khoản vay BIDV và TPBank, được VNCB bảo lãnh; sau đó được chuyển về tài khoản của VNCB tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, dùng cho việc tăng vốn điều lệ của VNCB. Tuy nhiên, hồ sơ xin tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng của VNCB sau đó không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Và số tiền này được hòa vào dòng tiền chung của VNCB. Bị cáo Phạm Công Danh đề nghị tòa thu hồi số tiền 4.500 tỷ đồng này (cùng với lãi phát sinh) để khắc phục hậu quả vụ án.

Trả lời về việc sử dụng khoản tiền trên, đại diện CBBank cho biết 4.500 tỷ đồng đã được hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng, không tách bạch được. Số tiền này đã được dùng hết cho chính ngân hàng, không dùng cho cá nhân bị cáo Phạm Công Danh hay các bị cáo khác. Theo bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), xét về mặt nguyên tắc, 4.500 tỷ đồng trở thành nợ phải trả khi không được phép tăng vốn, dù không tách bạch được thì cũng cần phải làm rõ để biết nguồn tiền này đi đâu. Bị cáo Phạm Công Danh một lần nữa khẳng định đây là số tiền do sai phạm mà có, mong HĐXX xem xét, thu hồi để khắc phục hậu quả.

Hôm nay phiên tòa tạm nghỉ. Ngày 30-7, phiên tòa chuyển sang phần tranh luận.

Ái Chân (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.