Xác minh thông tin hổ xuất hiện ở huyện Bảo Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân phát hiện nhiều dấu chân lạ trong vườn, cho rằng hổ xuất hiện nên bày biện đồ cúng, cầu “chúa sơn lâm” cho bình an.
Ông K’Ghim ngụ huyện Bảo Lâm lên rẫy trồng cà phê ở thôn Tà Ngào, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm thì phát hiện nhiều dấu chân lạ. Ông nghi ngờ dấu chân này là chân hổ.
"Nhìn dấu chân kết hợp với mùi mà tôi ngửi thấy có thể khẳng định đây là một con hổ nặng tầm 40 đến 50 kg", ông K’Ghim nói.
Sau khi phát hiện nhiều dấu chân lạ trong vườn, cho rằng hổ xuất hiện nên một số người bày biện đồ cúng, cầu “chúa sơn lâm” cho bình an, mùa màng bội thu.
 
Người dân nghi ngờ dấu chân hổ xuất hiện trong vườn
Người dân nghi ngờ dấu chân hổ xuất hiện trong vườn
Trao đổi với PLO, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết, nhìn trực quan qua hình ảnh thì không phải dấu chân của hổ. Vì hổ giống họ mèo, chân có móng vuốt. Trong khi dấu chân này lại tròn, giống bộ trâu, bò hơn.
Cũng theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm thì khu vực này trước đây có hổ, tuy nhiên đã rất lâu rồi không còn thấy xuất hiện.
Ngay trong chiều ngày 23-5, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm đã có mặt ở hiện trường để kiểm tra, xác minh thông tin nói trên.
 
Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm đến hiện trường xác minh thông tin
Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm đến hiện trường xác minh thông tin
Ông Nguyễn Văn Thanh - Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Bảo Lâm cho biết hiện chưa đủ cơ sở để xác định có hay không việc hổ xuất hiện.
Theo VÕ TÙNG (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.