Xác minh clip 2 du khách bị voi quật ngã khi sờ vào voi ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mạng xã hội đang lan truyền 2 clip ghi lại cảnh một du khách nam sờ vào vòi voi, bị voi dùng vòi quật ngã lộn vòng và cảnh một cô gái sờ vào vùng mông của voi đang chở khách thì bị con voi này đá té ngã ra đường.

Ngày 5.11, một lãnh đạo UBND H.Lắk (Đắk Lắk) cho biết sẽ cho xác minh thông tin 2 du khách bị voi quật ngã khi đi du lịch trên địa bàn huyện này.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền 2 clip ngắn, trong đó một clip ghi lại cảnh một du khách nam sờ vào vòi voi và giới thiệu "voi có thể sờ được nha mọi người" thì bị voi dùng vòi quật ngã lộn một vòng. Clip khác quay cảnh một cô gái sờ vào vùng mông của con voi đang chở khách thì bị con voi này đá vào người té ngã ra đường.

Nam du khách sờ vào vòi voi rồi bị voi hất ngã. CẮT TỪ CLIP
Nam du khách sờ vào vòi voi rồi bị voi hất ngã. CẮT TỪ CLIP

Theo tìm hiểu, các du khách này đang trong chuyến du lịch tại H.Lắk. Các clip này khi đăng tải trên mạng xã hội thu hút nhiều ý kiến. Nhiều người cho rằng việc du khách có hành động sờ vào voi mà chưa có sự đồng ý của chủ voi là khá liều lĩnh, có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Theo thông tin ban đầu, con voi trong một clip là voi cái tên Na Túc (45 tuổi), thuộc sở hữu người bà con của anh Y.V.E, một chủ voi tại H.Lắk. Theo anh Y.V.E, nài voi đã nhắc nhở các du khách không đến gần voi nhưng khách vẫn sờ, chọc ghẹo voi dẫn đến việc bị voi hất ngã.

Anh Y.V.E cũng cho biết cả 2 du khách trong clip đến từ Lâm Đồng, may mắn là không bị thương tích. Khi biết họ đăng tải clip lên mạng xã hội, anh lo ngại ảnh hưởng đến du lịch của địa phương nên nhờ họ gỡ xuống nhưng clip vẫn lan truyền.

Đắk Lắk hiện còn 36 con voi nhà; trong đó, 16 con tại H.Lắk và 20 con tại H.Buôn Đôn. Cuối năm 2022, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) đã hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trong vòng 5 năm. Mô hình du lịch thân thiện với voi (chủ yếu ngắm, quan sát hành vi của voi) đang được triển khai tại H.Buôn Đôn. Còn tại địa bàn H.Lắk, du lịch cưỡi voi vẫn phổ biến.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null