Vui buồn theo mấy nắng mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà nông, quanh năm lam lũ, chỉ nương theo nắng mưa mà vui buồn. Cái hân hoan cũng mỏng manh như làn khói, vui ít thôi mà sao buồn cứ dài đằng đẵng hết mùa lúa đến mùa khoai.

 



Mấy tháng trước, đang ngồi trong quán cà phê với bạn thì mẹ gọi tôi. Mẹ nói trên thành phố có nóng không, chứ ở quê nóng cháy cả đọt môn. Trời lúc nào cũng oi, đến mức mấy dây bầu cũng muốn héo. Tôi nói mẹ hôm nào nắng quá thì đừng ra ruộng nữa, nghỉ ở nhà cho khỏe. Nhưng mẹ đâu có nghe, nói nắng mới phải đi làm, mai mốt mưa dầm, muốn đi phát cỏ, bón phân cũng đành chịu.

Nhà nông là vậy đó, quanh năm trông trời, trông đất, trông mây để mà vui buồn. Mấy hôm sắp cấy thì mong trời râm chút, đi ra đồng cũng đỡ cực. Chứ gặp hôm nóng như nung, có người sức yếu ngất ngoài bờ ruộng chứ chẳng chơi. Tới mùa gặt, trông đứng trông ngồi sao cho trời nắng. Chỉ cần ba cái nắng to là thóc khô rang, có thể thoải mái cất vào bao. Hôm nào nhà đang phơi thóc mà gặp mưa giông thì khổ hết biết, đang ăn cơm cũng phải quăng bát, quăng đũa ở đó mà “chạy thóc” cho kịp.

Tôi nhớ hồi ấy trong làng có cụ Cót, tuổi gần 80, cả đời chỉ quanh quẩn trong làng, nên chẳng biết đường nhựa là cái chi. Thấy người ta về làm đường, rồi con cháu râm ran kể chuyện, cụ cũng vui lắm. Nhưng mới đi thử ra đường nhựa một hôm, cụ đã than sao nóng thế, chẳng mát chân như đi đường đất. Cả đời cụ chẳng mấy khi đi giày, đi dép, ấy thế mà vì cái đường nhựa, cụ phải sắm ngay một đôi dép mới.

Tháng tám, tháng chín mà có bão là tiếc nhất, bởi lúa non có cắt về nhà cũng chẳng được gì. Sau bão, chạy ra đồng mà tiếc đứt ruột gan, lúa chẳng còn cây nào đứng thẳng, dù là trổ đòng, hay ngấp nghé chín tới nơi, cánh đồng giờ mênh mông nước, không úng mới lạ.

Trẻ con đứa nào cũng thích mưa to, có bão lại càng thích, vì thế nào chẳng được nghỉ học. Mưa gió, điện đóm mất hết, ngồi trong bóng tối nghe chuyện ma mới thú vị làm sao. Đài vừa báo sắp có bão về, cả đám trẻ con đã ríu rít bàn nhau xem ngày mai, ngày kia chơi những gì. Đi học về, qua hàng tạp hóa đầu xóm, có đứa còn hớn hở mua vài cây nến. Nhà quê thường thắp đèn dầu là chính, có mấy khi thắp nến đâu. Nến cháy, đợi sáp chảy ra cũng có khối trò vui.

Thế rồi bão cũng đến, gió giật đùng đùng, rồi tới mưa trắng trời trắng đất. Sáng ra, nước đã dâng gần hết mấy bậc tam cấp, sắp vào đến trong nhà. Mấy phuy thóc ở dưới bếp, dưới nhà ngang đã được bố mẹ chuyển lên nhà trên từ khi nào. Ba gian nhà mọi ngày rộng thênh thang, nay bỗng trở nên chật chội. Mẹ lại thở dài, không biết khi nào mưa tạnh. Hai chị em nhìn nhau, giờ không đứa nào dám mong mưa với bão nữa.

Trong đám trẻ chúng tôi ngày ấy, chẳng còn mấy đứa ở lại làng. Đi xa đi gần, làm gì cũng có, đứa học giỏi thì làm bác sĩ, kỹ sư, đứa thì vào khu công nghiệp làm công nhân, đứa nào cũng sợ cái cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nghe tin mấy hôm nữa có cơn bão tới, mấy chị em nóng ruột gọi về cho mẹ, hỏi xem hoa màu đã thu vén tới đâu…

Theo THỤY OANH (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.