Vụ heo dự án chết hàng loạt: Thanh tra tỉnh Kon Tum vào cuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi báo chí phản ánh tình trạng heo thuộc một dự án tại H.Kon Plông chết hàng loạt, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo thanh tra tỉnh này vào cuộc xác minh làm rõ.
Ngày 19.10, ông A Vượng, Chánh thanh tra tỉnh Kon Tum cho biết đã ra quyết định thanh tra các dự án phát triển nuôi heo địa phương được thực hiện trên địa bàn H.Kon Plông thuộc các chương trình 135 và 30A năm 2020.

Heo thuộc dự án phát triển giống heo địa phương tại H.Kon Plông chết hàng loạt. Ảnh: Thiên Ân
Heo thuộc dự án phát triển giống heo địa phương tại H.Kon Plông chết hàng loạt. Ảnh: Thiên Ân
Theo ông Vượng, cuộc thanh tra này thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum về thanh tra, làm rõ tình trạng heo thuộc dự án hỗ trợ người dân tại huyện Kon Plông bị chết hàng loạt. Thời gian thanh tra từ năm 2020 đến thời điểm thanh tra. Thời hạn thanh tra trong 30 ngày làm việc.
Theo quyết định này, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông, chủ tịch UBND các xã: Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọc Tem, TT.Măng Đen và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm thi hành.
Cũng theo ông Vượng, Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã yêu cầu Thanh tra tỉnh tiến hành thanh travà báo cáo kết quả trước ngày 30.10.

Chỉ sau vài tháng, heo dự án chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Ảnh: Thiên Ân
Chỉ sau vài tháng, heo dự án chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Ảnh: Thiên Ân
Trước đó, như Thanh Niên đã phản ánh: Năm 2020, 3 xã Đăk Nên, Đăk Ring, Ngok Tem và TT.Măng Đen (H.Kon Plông) thực hiện dự án phát triển heo địa phương thuộc các chương trình 135 và 30A. Các xã, thị trấn này đã mua 905 con heo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện với giá trên 3,25 tỉ đồng rồi cấp phát cho 337 hộ nghèo của địa phương để chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, số heo dự án đã chết hàng loạt. Thậm chí tại xã Đăk Ring, 100% con heo thuộc dự án bị chết.
Điều đáng nói, trong thời điểm trên, xã Đăk Tăng (H.Kon Plông) cũng thực hiện dự án phát triển đàn heo, nhưng không chọn mua heo giống của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện mà mua giống heo của người dân địa phương. Đến nay, toàn bộ đàn heo này vẫn phát triển khỏe mạnh và đã sinh sản ra lứa đầu tiên.
Ông Trần Văn Nết, Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, cho biết thực hiện dự án, năm 2020 xã mua 260 con heo của người dân địa phương để cấp phát lại cho bà con. Hiện đàn heo này đang sinh trưởng, phát triển tốt và tăng lên 320 con.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.