Trước đây, những con voi nhà ở Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, ngày càng có nhiều voi nhà được tháo bỏ xiềng xích, trở về môi trường rừng xanh vốn dĩ là không gian quen thuộc của chúng.
Một người bày tỏ nỗi xót xa trên mạng xã hội khi chứng kiến cảnh voi nhà phục vụ khách du lịch ở Đắk Lắk bị điều khiển bằng móc sắt khiến phần tai và đầu có nhiều vết thương.
Voi trong tâm thức người đồng bào Tây Nguyên là một người bạn, một loài động vật trung thành, tận tụy. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Tây Nguyên thường tổ chức cúng voi, cầu mong voi thêm sức khỏe, đồng hành với gia đình nài voi trong năm mới.
(GLO)- Những ký ức về việc Gia Lai từng nổi tiếng với 2 làng chuyên nghề thuần dưỡng voi là Nhơn Hoà (huyện Chư Pưh) và Chư Mố (huyện Ia Pa) sẽ biến mất hoàn toàn nếu như không có sự tồn tại của 1 con voi cái của gia đình anh Ksor Khiêm (xã Chư Mố).
(GLO)- Mấy mươi năm qua, hàng triệu héc-ta rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, kể cả hàng trăm ngàn héc-ta rừng khộp-rừng thay lá đặc hữu của Tây Nguyên đã cạn kiệt trước sự vô tâm tàn phá của con người.
Nếu không có gì thay đổi thì khoảng cuối tháng 9 này, H'Ban Nang - “nàng“ voi nhà đầu tiên của Tây Nguyên sẽ sinh hạ một chú voi con sau 24 tháng mang thai. Vậy là cuối cùng cũng có một con voi nhà biết... đẻ sau bao nhiêu năm mỏi mòn chờ đợi. Đây là ca sinh nở đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, mang đến niềm hy vọng đối với đàn voi nhà Tây Nguyên đang ngày một già nua.