Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam nhấn mạnh các quốc gia cần tiếp tục tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 và luật pháp quốc tế.
Việt Nam hoan nghênh Úc chia sẻ thông tin về những thay đổi trong chính sách thu hút sinh viên quốc tế, đề nghị Úc tiếp tục tạo điều kiện và không để những chính sách mới này ảnh hưởng đến tiến độ cấp thị thực cho du học sinh Việt Nam tại Úc.
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt cho hơn 40 nước thành viên của Nhóm bạn bè UNCLOS (UNCLOS GoF), Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh UNCLOS có những ý nghĩa lịch sử đối với cả nhân loại.
Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ mong muốn hai nước sớm nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện“.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cùng nhiều biến động khác trong khu vực cũng như quốc tế, ASEAN vẫn kiên cường khẳng định rõ tinh thần đoàn kết, chủ động đối mặt với khó khăn.
Phái đoàn Đại diện Thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò“ của Trung Quốc nuốt trọn gần như toàn bộ Biển Đông.
Bộ trưởng Ng Eng Hen đánh giá đây là một năm khó khăn trong việc lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, nhưng Việt Nam đã làm tốt nhất có thể và đạt được nhiều thành công.
Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò“ của Trung Quốc ở Biển Đông “không thể bị phớt lờ bởi bất kỳ nước nào, dù nước đó có mạnh đến mức nào đi nữa“.
Với việc ứng viên Đoàn Khiết Long được chọn, Trung Quốc sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996.
Có một “lằn ranh đỏ mờ“ mà Trung Quốc muốn áp đặt trên biển Đông: Họ chấp nhận các phản đối về quân sự hóa và xây dựng đảo nhân tạo nhưng không thích bị nhắc đến phán quyết của tòa án quốc tế. Giờ đây, các nước ASEAN không còn “chiều“ Bắc Kinh nữa!
Trung Quốc đã đề cử một ứng viên vào vị trí thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhưng Mỹ đang tìm cách ngăn chặn vì cáo buộc Bắc Kinh phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế về biển Đông năm 2016.