Trung Quốc đưa một vệ tinh Bắc Đẩu mới lên quỹ đạo Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh này sẽ phối hợp với 18 vệ tinh BDS-3 khác theo quỹ đạo tầm trung và một vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo 2 vệ tinh định vị Bắc Đẩu rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 19/11/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo 2 vệ tinh định vị Bắc Đẩu rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 19/11/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo THX, vào lúc 22h41 ngày 20/4 giờ địa phương (tức 21h41 cùng ngày giờ Hà Nội), tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, Trung Quốc đã đưa một vệ tinh mới thuộc Hệ thống định vị Bắc Đẩu (BDS) vào không gian.
Được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B, đây là vệ tinh thứ 44 thuộc "gia đình" vệ tinh BDS và là vệ tinh BDS-3 đầu tiên hoạt động theo quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất.
Sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh này sẽ phối hợp với 18 vệ tinh BDS-3 khác theo quỹ đạo tầm trung và một vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất.
Vụ phóng vệ tinh này là sứ mệnh thứ 302 của dòng tên lửa Trường Chinh và là sứ mệnh thứ 100 của loại tên lửa Trường Chinh-3B.
Cho tới nay, có tổng cộng tư tên lửa thử nghiệm Bắc Đẩu và 44 tên lửa BDS đã được đưa lên quỹ đạo thông qua 36 sứ mệnh của tên lửa Trường Chinh-3A và Trường Chinh-3B.
Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null