Trồng sầu riêng Dona hạt lép cơm vàng, anh nông dân Đắk Lắk hái 10 tấn trái, lãi 300 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cuối năm 2016, gia đình anh Dương Văn Đồng (ở tổ dân phố 6, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) bắt đầu thay dần vườn cà phê già cỗi, hiệu quả thấp sang trồng sầu riêng Dona cơm vàng hạt lép.
Không trồng xen sầu riêng với các loại cây trồng khác trên cùng một diện tích như nhiều hộ dân trong vùng mà anh Đồng trồng chuyên canh cây sầu riêng Dona hạt lép cơm vàng.

Anh Dương Văn Đồng kiểm tra vườn sầu riêng Dona của gia đình tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Anh Dương Văn Đồng kiểm tra vườn sầu riêng Dona của gia đình tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Anh lý giải, nếu vì “lấy ngắn nuôi dài” (trồng xen nhiều loại cây) thì cây trồng chủ lực (sầu riêng) chậm lớn, thời gian cho quả chậm và sản lượng kém hơn. Ngược lại, đầu tư chuyên canh vừa dễ chăm sóc, sầu riêng vừa nhanh cho quả, vừa đảm bảo chất lượng và sản lượng cao, thuận tiện trong thu hoạch.
Toàn bộ giống sầu riêng Dona được anh Đồng mua từ Công ty sản xuất, phân phối Dona và được công ty tư vấn kỹ thuật, phương pháp ghép cành, cách thức chăm sóc. Nhờ “mát tay” cộng với thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, sau 4 năm cây đã cho trái, những năm tiếp theo, cây to, tán rộng, năng suất tăng.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng sầu riêng Dona hạt lép, anh Đồng cho biết, cần phải chăm sóc từ thân cây cho đến dáng quả phải đẹp, vỏ màu xanh sáng. Ngoài ra, muốn bán được giá cao, sầu riêng cần phải đảm bảo các yếu tố sạch, an toàn. Vì vậy, ngay từ khi bắt tay vào trồng sầu riêng, anh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập các mô hình trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ. 
Theo anh Đồng, người trồng phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học, từ khâu chọn giống, xử lý đất, xử lý các loại nấm bệnh và sâu bệnh, mật độ trồng cho đến các kỹ thuật canh tác như tỉa cành, tạo tán… 
Ngoài ra, kinh nghiệm trồng sầu riêng của bản thân khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cũng rất quan trọng. Phải hiểu rõ đặc tính sinh lý cùng sự phát triển của cây mới có quy trình chăm sóc phù hợp...
Bên cạnh đó, khi nào cần bón phân, cần tưới nước và xiết nước, cũng như liều lượng dinh dưỡng bao nhiêu, lượng nước tưới như thế nào cho phù hợp bởi ở từng thời điểm phát triển cây sầu riêng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cách chăm sóc cũng khác.
Trong quá trình chăm bón nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học phù hợp. Đặc biệt, không vì lợi nhuận mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “ép” cây ra trái quá sức. Đó cũng là những kinh nghiệm đã giúp anh Đồng trong những năm qua luôn duy trì vườn sầu riêng phát triển, năng suất trái ổn định, chất lượng trái đồng đều, mẫu mã đẹp. 
Ngay cả lúc cây đang dồn sức nuôi trái, vườn sầu riêng của anh Đồng lá vẫn xanh mượt dày, cây khỏe. Vụ năm nay mặc dù thời tiết không thuận lợi, hoa sầu riêng bị rụng, nhưng với 400 cây sầu riêng, gia đình anh Đồng vẫn thu hoạch được khoảng 10 tấn. Với giá bán dao động hiện tại từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh lãi 300 triệu đồng.
Theo Đoàn Dũng (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.