Tranh chấp đất đai, lái ôtô tông 1 người chết, 3 bị thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi bị nhóm người tới nhà ném đá vì mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, ông Nguyễn Chí Thanh (ngụ xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã lái ôtô chạy tốc độ cao tông vào nhóm này làm 1 người chết, 3 người bị thương.
Ngày 26-8, đại diện lãnh đạo Công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã bàn giao ông Nguyễn Chí Thanh (44 tuổi) cho Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp tục điều tra. Ông Thanh đã có hành vi  cố tình lái ôtô tông chết người tại địa bàn huyện Lâm Hà.
Theo thông tin ban đầu từ Công an huyện Lâm Hà, vụ việc xảy ra khoảng 22 giờ 30 phút ngày 24-8 tại đường dân sinh thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà.

Ông Nguyễn Chí Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp
Ông Nguyễn Chí Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, vào chiều 24-8, nhóm 4 người gồm: Phạm Văn Huân (35 tuổi), Lê Ngọc Thanh (32 tuổi), Nguyễn Huy Văn (31 tuổi, cùng ngụ xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà) và 1 người tên Mạnh, do mâu thuẫn tranh chấp đất đai nên đã đến nhà ông Thanh ném đá vào, sau đó bỏ đi.
Bực tức vì bị ném đã và đã uống rượu nên đến khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, ông Thanh đã điều khiển ôtô chạy tốc độ cao tông vào nhóm 4 người nói trên khi những người này đang đi trên đường.

Hiện trường vụ việc khiến 1 người chết, 3 người bị thương. Ảnh từ camera người dân.
Hiện trường vụ việc khiến 1 người chết, 3 người bị thương. Ảnh từ camera người dân.
Cú tông của ôtô khiến ông Phạm Văn Huân tử vong, ông Nguyễn Huy Văn bị chấn thương sọ não, ông Lê Ngọc Thanh bị gãy chân và người tên Mạnh bị thương.
Tại cơ quan công an, bước đầu, ông Nguyễn Chí Thanh khai nhận chỉ vô tình tông vào nhóm 4 người trên. Tuy nhiên, từ các chứng cứ và bằng biện pháp nghiệp vụ của công an, ông Thanh đã thừa nhận cố tình tông vào nhóm người này.
Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.