Việc theo dõi, bắt quả tang đối tượng sử dụng thiết bị BTS giả gặp nhiều khó khăn, phức tạp do đối tượng sử dụng thiết bị BTS giả mạo đặt trên ô tô, di chuyển liên tục để tránh bị phát hiện.
Ngày 1.5, các ngân hàng tiếp tục có cảnh báo tới người dùng về nạn tin nhắn lừa đảo mạo danh hoành hành trở lại. Trước đó, chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại rồi lấy tiền trong ứng dụng ngân hàng, ví điện tử cũng được cảnh báo.
(GLO)- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra cảnh báo nhận dạng để người dùng cảnh giác với loạt tin nhắn giả mạo tên định danh (brand name) của các ngân hàng được các đối tượng sử dụng để trục lợi, lừa chiếm đoạt tài sản người dân.
(GLO)- Những ngày gần đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhận được tin nhắn có đầu số 052... thông báo việc nhận tiền trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với nội dung “Ban chua nhan duoc tr0 cap C0VID-19, vui long dang nhap tinyurl.com/kxytdc8z (hoặc shorturl.at/frFHU) de lay, qua han se kh0ng duoc chap nhan“. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết tin nhắn trên hoàn toàn là giả mạo.
Liên tục các tin nhắn có nội dung lừa đảo, mạo danh thương hiệu được gửi ồ ạt tới người dân trong thời gian gần đây. Tình trạng ngày càng gia tăng, phức tạp hơn trong bối cảnh các hoạt động trực tuyến được đẩy mạnh giữa dịch COVID-19. Chuyên gia bảo mật nhấn mạnh, người dân nên thận trọng khi nhận được tin nhắn nêu trên, đặc biệt khi chúng đính kèm các liên kết (link) nặc danh, không rõ ràng.