(GLO)- Miếu Tân Chánh (tổ 1, phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Miếu ghi dấu buổi đầu khai khẩn, lập làng của người Kinh bên bờ Tây sông Ba.
(GLO)- Đình Tân An được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, hiện tọa lạc sát mặt quốc lộ 19, đoạn gần chợ Đồn (phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Đến nay, đình vẫn giữ được nét cổ kính nguyên sơ. Năm 2020, đình Tân An được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
(GLO)- Tồn tại cùng di tích An Khê trường (Khu di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo) hàng trăm năm qua, gian bếp (người dân nơi đây thường gọi là nhà khói) là nơi chế biến thực phẩm phục vụ việc cúng tế mỗi dịp lễ, Tết, hội làng. Sau một thời gian ngừng hoạt động, đầu năm 2020, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã khôi phục việc nấu nướng và trưng bày nhiều hiện vật tại đây.
(GLO)- Trải qua bao biến cố lịch sử, hơn 300 năm qua, những người con vùng đất An Khê vẫn gìn giữ nghi lễ cúng đình truyền thống. Hầu hết các đình làng, miếu, am, dinh trên địa bàn thị xã đều có ban nghi lễ lo việc hương khói, cúng kính. Đây là nét văn hóa đặc sắc thể hiện đời sống tín ngưỡng của người Việt vùng An Khê, được bảo tồn từ bao đời nay.
Tín ngưỡng dân gian là tác phẩm thuộc bộ sách Văn hóa dân gian Nam bộ do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành, nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nét văn hóa dân gian của các dân tộc sinh sống ở vùng đất phương Nam trên nhiều lĩnh vực như: công cụ sản xuất, ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, nghề truyền thống... và cả ngôn ngữ giao tiếp, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ dân gian.