(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
(GLO)- Cứ ngỡ cây đàn goong của người Tây Nguyên mới là “sứ giả“ của tình yêu, nhưng khi nghe dàn cồng chiêng của làng Ia Mút (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tấu lên một khúc nhạc tình, tôi mới hiểu thêm sự kỳ diệu của nhạc khí này.
Nhiều năm qua, để giữ gìn bản sắc dân tộc, vợ chồng nghệ nhân A Thui (63 tuổi, thôn Kon Trang Long Loi, TT.Đăk Hà, H.Đăk Hà, Kon Tum) luôn chú tâm truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca cho thế hệ trẻ.
Nằm bên dòng Đăk Bla thơ mộng, làng Kon Hngor Ktu, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) là một trong những ngôi làng còn giữ được “lửa“ cồng chiêng. Gần 10 năm nay, dưới sự hướng dẫn tận tình của già A Lêr, A Khul, 2 đội cồng chiêng trung niên, 1 đội cồng chiêng nữ và 3 đội cồng chiêng thanh thiếu niên từng bước trưởng thành, đánh thành thạo nhiều bài chiêng cổ, để lại ấn tượng sâu đậm trong các lễ hội văn hóa.
(GLO)- Năm 2018, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Tú An, thị xã An Khê) thành lập đội chiêng “nhí“ tại điểm trường 3 làng: Nhoi, Hòa Bình và Pơ Nang. Qua đó, nhà trường đã tạo sân chơi lành mạnh, giúp các em học sinh dân tộc thiểu số nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
(GLO)- Vào mỗi buổi tối các ngày cuối tuần, tại hội trường Nhà văn hóa làng Mông (xã Ya Hội), tiếng khèn lại vang lên từ lớp học thổi khèn của làng. Lớp có 20 học viên là các bạn trẻ trong làng với đủ lứa tuổi, từ 12 đến 25. Đứng lớp hướng dẫn cho các em là ông Lý Văn Tính, một người lớn tuổi trong làng.
(GLO)- Là xã khó khăn nhưng các phong trào văn hóa-văn nghệ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trên địa bàn xã Ia Pia (huyện Chư Prông) luôn được duy trì và củng cố. Điểm sáng là sự trưởng thành của đội cồng chiêng “nhí“ do Đoàn xã Ia Pia thành lập từ cuối năm 2018.
(GLO)- Những nghệ nhân trên đầu đã hai thứ tóc, họ rong ruổi khắp mọi buôn làng nơi núi rừng Tây Nguyên tìm, lưu giữ những nhạc cụ dân tộc để sau này con cháu họ biết đến nét văn hóa truyền thống của cha ông.