Thú chơi sinh vật cảnh ngày Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thiên nhiên và con người luôn có sự gắn kết mật thiết. Thiên nhiên xinh đẹp, hiền hòa, trù phú thì nơi đó thường sản sinh ra những con người phóng khoáng, tài hoa. Đồng thời chính những con người tài hoa cũng luôn góp phần làm cho thiên nhiên ngày càng tươi đẹp, hoàn thiện hơn. Mối quan hệ khăng khít ấy là một quy luật của tự nhiên đã được minh chứng hàng triệu năm qua, kể từ khi con người xuất hiện trên hành tinh xanh này.

 

Tự bao giờ, khả năng nhận biết và tôn vinh cái đẹp đã hình thành nên những nghệ nhân đời sau luôn nối tiếp, kế thừa kinh nghiệm của các thế hệ trước và ngày càng phát huy hơn nữa trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Qua bàn tay nghệ nhân, cái đẹp đã được nhân lên mà vẫn giữ được đường nét và cả màu sắc tươi nguyên, tinh tươm, phong phú, đa dạng. Hoa, cây kiểng, gỗ lũa, đá cảnh… là những vật thể thân quen bởi chúng luôn có mặt trong thiên nhiên và trong đời sống hàng ngày mà trở nên mới lạ, hấp dẫn con người. Thậm chí có những vật tưởng bình thường như đá thô, như gỗ lũa, như cây lùm bụi… không có giá trị về mặt nghệ thuật lẫn giá trị kinh tế nhưng qua bàn tay nghệ nhân bỗng chốc như bước ra từ cổ tích, được khoác lên mình chiếc áo vạn năng, tăng lên giá trị bội phần.

Miền Trung và Tây Nguyên được thiên nhiên ban phú nhiều phong cảnh xinh đẹp nổi tiếng. Phố cổ Hội An, núi Bà Nà, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); tháp Bánh Ít, Hầm Hô, Ghềnh Ráng (Bình Định); tháp Nhạn, Gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài (Phú Yên); núi Hàm Rồng, Biển Hồ, hồ Ayun Hạ (Gia Lai); sông Đak Bla, núi Ngọc Linh, Nhà thờ gỗ (Kon Tum)… là những địa chỉ du lịch văn hóa-lịch sử nổi tiếng của các địa phương trong vùng. Hơn thế nữa, nhiều cảnh vật nêu trên còn để lại dấu ấn khá đậm nét trong sáng tạo của các nghệ nhân qua các tác phẩm nghệ thuật bằng những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như cây kiểng, gỗ lũa, đá cảnh… Qua quá trình sáng tạo ấy, con người cũng có những chuyển đổi theo hướng tích cực, cảm nhận cái đẹp ngày càng tinh tế, phong phú hơn và cũng hoàn thiện hơn.

Từ dải đất miền Trung đầy nắng và gió biển đến đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ với hai mùa mưa nắng, chúng ta may mắn được sống trong một không gian thấm đẫm bản sắc văn hóa có bề dày ngàn năm của các dân tộc. Nền văn hóa lâu đời ấy không chỉ biểu hiện qua phong tục, tập quán của mỗi dân tộc mà còn biểu hiện qua từng rung động trước cái đẹp của mỗi con người nơi đây. Và thật hạnh phúc biết bao, thật vinh dự biết bao, hôm nay chúng ta đang được chiêm ngưỡng một phần nhỏ cái đẹp trong kho tàng thiên nhiên tươi xanh và những tác phẩm nghệ thuật vô giá mang dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân trong khu vực.

Sinh vật cảnh đã được người Gia Lai nói chung và Pleiku nói riêng quan tâm từ lâu và trở thành một thú chơi tao nhã. Còn nhớ trong khuôn khổ Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tổ chức tại TP. Pleiku, Gia Lai, bên cạnh nhiều hoạt động diễn ra xung quanh hoạt động cồng chiêng trọng tâm, triển lãm sinh vật cảnh là một nội dung quan trọng trong chuỗi hoạt động lễ hội tưng bừng. Triển lãm lần ấy được Hội Sinh vật cảnh của các tỉnh bạn nhiệt tình tham gia như: Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Hội Sinh vật cảnh của TP. Pleiku, huyện Chư Sê, huyện Krông Pa, thị xã An Khê của tỉnh nhà Gia Lai. Với hơn 1.500 sản phẩm sinh vật cảnh các loại, trong đó có 600 cây cảnh, 700 sản phẩm đá cảnh, 230 tác phẩm gỗ lũa, 2 cơ sở phong lan với hàng ngàn giò phong lan mang đậm hương sắc núi rừng, triển lãm sinh vật cảnh mang lại cho người xem cảm giác thanh thản, an vui hòa mình vào cái đẹp của sáng tạo, đồng thời qua đó rút tỉa những kinh nghiệm riêng cho mình.

Điều đáng lưu tâm là những sản phẩm sinh vật cảnh phần lớn đều đi từ vùng bão lũ tàn khốc, hàng năm gây nhiều thiệt hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định và các huyện, thị xã phía Đông Nam của Gia Lai… Song dường như đã trở thành một quy luật, khi con người càng chịu nhiều nỗi đau thương thì ý thức đấu tranh vượt qua khó khăn lại mạnh mẽ đến vô cùng. Những cành mai, cành lộc vừng đã vươn lên mầm xanh, những viên đá cảnh như càng hấp dẫn hơn bởi sự đa màu đến huyền hoặc…

Bây giờ thì nhiều người dân đã quen với những tác phẩm sáng tạo từ các chất liệu sẵn có của thiên nhiên như cỏ cây, đá, đặc biệt là gỗ. Bên cạnh các loại đá cảnh, đá bán quý như thạch anh, mã não, gỗ hóa thạch... luôn được giới sưu tầm săn lùng thì những năm gần đây nhiều pho tượng chế tác từ lõi gỗ mô phỏng hình tượng đức Phật Di Lặc, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam Đa (Phước-Lộc-Thọ) hoặc các nhân vật trong Tam Quốc Chí... tùy theo chất liệu gỗ và kích thước mà các pho tượng này có giá rất cao, được nhiều người mua về chiêm ngưỡng, trưng bày trong nhà.

Hàng năm cứ vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, từ ngày Rằm tháng Chạp trở đi là chúng ta lại thấy xuất hiện nhiều quầy, sạp bán tác phẩm sinh vật cảnh ở một góc công viên, góc phố và khu chợ Xuân của thành phố. Chúng tạo nên một sắc thái riêng cho Phố núi đáng yêu, vừa đẹp, lại có một chút cổ kính từ món hàng mang đậm chất nghệ thuật này. Dường như mỗi người dạo Tết cũng đều muốn mua về cho mình một viên đá nho nhỏ có vân đẹp, vài cây cảnh bon sai, hoặc một pho tượng chạm khắc đẹp... bởi đó là Xuân!

 Nguyên Anh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.