Thoát nghèo nhờ nuôi dê Bách Thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Ia Tul (huyện Ia Pa) có đến 96% đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống muôn vàn khó khăn. Những năm qua, chính quyền địa phương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nông dân trong huyện vươn lên thoát nghèo. Một trong những hình thức giúp dân thoát nghèo đưa những mô hình hay vào trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình. Mô hình nuôi dê Bách Thảo là một ví dụ.

Gia đình anh Hiao Anh ở thôn Biah B, xã Ia Tul là hộ cận nghèo của xã. Lâu nay, gia đình anh chỉ trông chờ vào nương rẫy, no nhờ đói chịu theo thời tiết. Nhưng bây giờ, gia đình anh đã có thể trông chờ vào đàn dê Bách Thảo gồm 9 con đang sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ mang lại kinh tế cao.
 

Đàn dê của nhà anh Hiao Anh. Ảnh: Ngọc Thu
Đàn dê của nhà anh Hiao Anh. Ảnh: Ngọc Thu

Chị Ksor Hnơn-vợ anh Hiao Anh cho biết: Nuôi dê không đòi hỏi nhiều công sức, thức ăn cho dê rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, lá cây và còn có thể tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp, tầm vóc dê Bách Thảo cũng lớn hơn dê thường, dê đẻ nhanh và mau lớn. Mình thích lắm... Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh tốt nên đàn dê của anh Hiao Anh đã sinh trưởng và phát triển khá tốt, từ đàn dê có 6 con gồm 5 con cái và 1 con đực, đến nay đã thành 9 con,  trung bình một năm dê nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa bình quân từ 2-3 con.

Không chỉ riêng hộ nhà anh Hiao Anh mà còn nhiều hộ trong xã  như  hộ ông Kpă Phiên thôn Bôn Tơ Khế, Kpă A Nhét thôn Biah A, Kpă Tuy thôn Biah C, Rơ Ô Tiơn  thôn Biah A.  Hiện tại đàn dê đang sinh trưởng và phát triển rất tốt.


Theo bà Đoàn Thị Phú Hòa-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ia Pa, Trạm đã hỗ trợ tổng số 30 con cho 5 hộ dân xã Ia Tul thực hiện với tổng kinh phí của dự án trên 243 triệu đồng. Nhìn chung phương án đang được triển khai đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả so với kế hoạch, các hộ nuôi dê đều tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn để nuôi dê, biết bổ sung thức ăn tinh, cách phòng trị một số bệnh thông thường như: tiêu chảy, lở mép, chướng hơi...

Mô hình nuôi dê Bách Thảo là mô hình mới phát triển của các hộ gia đình trong xã
đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế tích cực cho nhiều hộ chăn nuôi, giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Thời gian đến, Trạm Khuyến nông sẽ tổ chức hội thảo tổng kết mô hình, mời các hộ nông dân cùng sở thích đến tham quan, học tập và nhận thấy hiệu quả thiết thực của chăn nuôi dê Bách Thảo nhằm tiếp tục nhân rộng. Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông sẽ phối hợp với UBND các xã lồng ghép vào các lớp tập huấn phát triển sản xuất để tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ có nhu cầu phát triển đàn dê của huyện nhà; năm 2016, Trạm Khuyến nông sẽ xây dựng phương án “Cải tạo đàn dê địa phương theo hướng chuyên thịt” để mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn-bà Đoàn Thị Phú Hòa cho biết thêm.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.