Thiết bị lắp súng và 500 viên đạn được mua bán, chuyển qua bưu điện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 17/2, lãnh đạo Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một vụ mua bán các thiết bị, linh kiện chế tạo, lắp ráp súng tự chế, súng săn qua mạng.
Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an huyện Đắk Glong phối hợp với Công an xã Đắk Som phát hiện Giàng A Thai (SN1996, trú tại xã Đắk R'măng) đến Bưu điện xã Đắk Som để nhận bưu phẩm nghi chứa đựng các thiết bị, linh kiện lắp ráp súng tự chế nên mời về trụ sở UBND xã làm việc.
 
Công an huyện Đắk Glong kiểm tra số tang vật thu giữ được.
Qua đấu tranh, Giàng A Thai khai nhận trước đó, khi xem trên mạng Youtube thấy có quảng cáo bán các linh kiện để lắp ráp súng tự chế, Giàng A Thai đặt 3 đơn hàng thiết bị với giá 6 triệu đồng để lắp ráp.
Ngày 11/2, Giàng A Thai đến Bưu điện xã Đắk Som để nhận hàng thì bị lực lượng Công an huyện phát hiện, bắt quả tang cùng tang vật.
Kiểm tra tang vật, lực lượng chức năng phát hiện gần 30 sản phẩm, linh kiện, thiết bị lắp ráp súng tự chế như: đồng hồ đo áp suất, lò xo, bình hơi, ống ngắm, đầu ruồi, bộ nòng, hộp chứa đạn... cùng hơn 500 viên đạn chì các loại.
Kết quả giám định các thiết bị, linh kiện thu giữ cho thấy đó là các bộ phận để lắp ráp súng hơi, súng săn. Công an huyện Đắk Glong đã lập biên bản thu giữ toàn bộ tang vật để tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Dân Việt (Theo Dương Phong/Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.