Thiên tai làm khổ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Má tôi nói rằng: 2 tháng qua, quê mình chưa có hột mưa nào. Đất đai khô rang, cây cối xơ xác, lúa đang thì con gái chuẩn bị trổ đòng mà thiếu nước, cỏ mọc, lá vàng thê thảm. Kiểu này đến lúc thu hoạch, năng suất phải mất đến mấy phần.
Nhưng mới rồi một chiều, trời đổ mưa. Cơn mưa không nặng hạt nhưng dài chừng 1 tiếng đồng hồ, xoa dịu cái nóng ngột ngạt, cảm tưởng không chỉ con người mà tạo vật cũng vui mừng, phấn chấn. Nếp nhăn trên trán bà, trán mẹ, vẻ mệt mỏi trên gương mặt các chị, các cô thảy đều giãn ra, dịu lại. Có mưa, thôi thì bao nhiêu cảm xúc người quê vỡ òa. Vậy chứ, nắng hoài ai chịu nổi. Cuối cùng rồi trời cũng mưa. Mưa chừng đó là quý lắm rồi. Lúa so le lá chuẩn bị trổ đòng, gặp mưa như gặp vàng. Mưa là có nước ngọn (tưới trên chồi, lá cây), không phân bón, tưới tắm gì bằng…
Miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, chưa năm nào như năm nay, nắng hạn diễn ra khốc liệt. Kể từ đầu năm đến nay, nắng hạn hoành hành khắp trong Nam ngoài Bắc, đặc biệt là khu vực miền Trung. Tuần này nghe dự báo thời tiết những ngày tới lại là cao điểm của một đợt nắng nóng, nếu không nói là nóng nhất trong năm. Thông tin trên mạng cho biết, thế giới đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất trong 140 năm qua, cao điểm là tháng 6, tháng 7 này.
  Cánh đồng lúa tại buôn Mok (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) chết khô trong đợt nắng hạn năm 2016. Ảnh: K.N.B
Cánh đồng lúa tại buôn Mok (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) chết khô trong đợt nắng hạn năm 2016. Ảnh: internet
Những ngày này ở miền Trung, nhiệt độ luôn ở mức 37-40 độ C. Nhà cửa tạm bợ, điều hòa không có, bao nhiêu quạt máy cứ mở hết công suất nhưng khí nóng hầm hập làm rát da, tức ngực. Người quê một nắng hai sương độc canh cây lúa, cực khổ khó nhọc, mưa nắng chuyện thường, vậy mà nắng nóng làm ai cũng bơ phờ, mệt mỏi. Cũng từng là dân “gốc rạ” nhưng tôi cứ như bị cái nóng tra tấn sau gần 30 năm sinh sống ở cao nguyên, suốt ngày khăn dấp nước lúc trốn trong nhà, lúc ra ngoài vườn, nơi có nhiều cây xanh bóng mát. Sau bữa cơm trưa, khi ai nấy tìm cách nghỉ ngơi đôi chút thì tôi cứ như “ma làm” loay hoay chỗ này chỗ kia, chẳng lúc nào yên. Kinh hoàng vì đợt nắng nóng, mới đây, cô bạn đồng nghiệp kể rằng đưa con về Quy Nhơn, nắng nóng làm bé sinh bệnh, phải vội vàng về chốn cũ cho lành.
Nhưng với trận mưa vàng mới đây, những cơn gió đi kèm đã quật ngã không ít cây cối. Cây xoài bên hông nhà anh Năm cạnh nhà tôi bị gió kéo ngả nửa thân, chỗ bị con lậy (như con sâu) đục phá. Tiếc cây xoài trĩu quả, anh Năm chọn một số quả già mang sang biếu mà miệng cứ liên hồi than “tiếc đứt ruột”. Cơn mưa có gió đi kèm ấy cũng khiến cây dừa lỗ chỗ vết đạn chiến tranh nhà anh Nhơn gãy ngang thân. May là nó không đập vào hàng cây cảnh giá trị mà anh chắt chiu chăm sóc, tạo tác bao năm. Thiệt hại nặng là những vườn chuối trên bãi bồi một dọc sông. Vườn chuối hơn 3 sào của chị Liên, con bác họ tôi bị cơn gió quật gãy, nghiêng ngả xiêu vẹo. Nhiều cây đang trổ hoa, nuôi quả chỏng chơ, tiếc đứt ruột. Cũng lạ, nhiều vườn chuối phía ngoài đồng thì chẳng sao, thiệt hại chỉ ở diện tích soi bãi ven sông.
Trong dòng suy tưởng, tôi liên hệ với những thiệt hại của đợt hạn hán khốc liệt hồi mùa khô 2016-2017 ở Tây Nguyên. Đấy là mùa khô mà nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng, kéo dài, cường độ lớn, đặc biệt ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói thiệt hại từ đợt hạn hán ấy cùng với sự mất giá của nhiều nông sản chủ lực khiến kinh tế nông nghiệp Gia Lai đến nay chưa gượng dậy nổi. Còn nhớ đợt hạn ấy, đi cùng nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, tôi thấy ông không khỏi đau lòng xót xa khi chứng kiến hàng trăm héc ta cà phê, hồ tiêu kinh doanh ở huyện Chư Pưh chết khô. Điều đáng sợ hơn là sau hạn, khi trời có mưa thì tình hình thêm tồi tệ, nhất là với cây hồ tiêu. Lý do là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật canh tác cao này vốn đã bị “tổn thương” nặng do hạn hán kéo dài, khi gặp mưa lớn kéo dài thì bị “sốc”, chuyển sang đổ bệnh và chết hàng loạt. Nhìn những vườn hồ tiêu tiền tỷ chết khô đã xót, sau khi có mưa lại chết gãy, chết đứt từng đoạn, chết nát cả trụ mà nát lòng thay cho người nông dân hai sương một nắng.
Vậy đấy, khi thời tiết cực đoan, khô hạn đã bất lợi nhưng có mưa chưa hẳn đã là vàng, nếu sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nặng nề vào thời tiết, tự nhiên. Và khi hậu quả xảy ra, đầu tiên, phần nhận lãnh luôn là người nông dân.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.