Thị trường cà phê liên tục chao đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuần trước, giá cà phê trong nước đã rơi xuống đáy thấp nhất trong vòng 10 năm qua, với mức giá dưới 30.000 đồng/kg...
 
Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang có nguy cơ suy giảm thị phần ở nhiều thị trường lớn.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2019 đạt 629 nghìn tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm 13,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Vào tuần trước, giá cà phê trong nước đã rơi xuống đáy thấp nhất trong vòng 10 năm qua, với mức giá dưới 30.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 4/2019 đến nay, giá cà phê trong nước biến động giảm liên tục cùng xu hướng với thị trường thế giới. So với tháng 3/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 800 - 900 đồng/kg xuống còn 30.600 - 31.500 đồng/kg.
Thị trường cà phê thế giới trồi sụt
Từ đầu tháng 5/2019 đến ngày 9/5/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới và trong nước tiếp tục sụt giảm. Kết thúc phiên giao dịch 8/5, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 50 USD chỉ trong 1 ngày, xuống 1.295 USD/tấn; và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 49 USD, còn 1.313 USD/tấn, đều là các mức giảm rất mạnh.
Cũng trong tuần trước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống mức 29.100 - 29.900 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Trong khi, vào năm 2011, thị trường cà phê trong nước đánh dấu bởi mốc giá kỷ lục 50.000 đồng/kg robusta nhân xô, và từ đó đến nay ngày càng rời xa mốc này.
Các nhà phân tích nhận định, giá cà phê thế giới bị tác động do các thị trường tiếp tục phản ứng mạnh trước tin Tổng thống Mỹ sẽ tăng thuế quan lên 25% của 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thông tin này đã khiến cho hầu hết các thị trường chao đảo, rung lắc một cách đáng quan ngại. Đặc biệt dòng vốn đầu cơ dịch chuyển tìm nơi trú ẩn khiến cho nhiều sàn hàng hóa ngập trong sắc đỏ.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 4/2019 được 141 nghìn tấn, đem về 236 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê được 629 nghìn tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm 13,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tăng trưởng khối lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Italia tăng 20,2%, Tây Ban Nha tăng 17,3%, Philippines tăng 4,6%, Nga tăng 1,6%, Bỉ tăng 12,6%, Anh tăng 8,8%, Trung Quốc tăng 12,4%, Malaysia tăng 49,8%.
Tuy nhiên lượng tăng ở các thị trường này không đủ bù đắp cho sự suy giảm khối lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường chủ lực. Cụ thể sự sụt giảm cho thấy đáng quan ngại: thị trường Đức giảm 13%, Mỹ giảm 19,8%, Nhật Bản giảm 12,5%, Algeria giảm 25,2%, Hàn Quốc giảm 11,2%, Pháp giảm 14%, Ấn Độ giảm 33,7%. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,9%.
Xét về kim ngạch, giá trị xuất khẩu cà phê không chỉ giảm ở những thị trường vốn đã có sự suy giảm về khối lượng xuất khẩu mà ở cả một số thị trường có sự tăng trưởng khối lượng xuất khẩu như Nga (tăng 7,7%), Anh (tăng 4,7%), Trung Quốc (tăng 2%). Giá cà phê thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là nguyên nhân dẫn đến khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này có tăng nhưng không bù đắp suy giảm về giá cà phê.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, trong giai đoạn tới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cà phê Việt Nam nhờ việc cắt giảm thuế quan, đặc biệt là đối với các sản phẩm cà phê chế biến.
Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu chủ lực
Thế nhưng, thay vì lên nấc giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, thực tế cho thấy xuất khẩu cà phê Việt Nam đang có nguy cơ suy giảm thị phần ở nhiều thị trường lớn.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nhập khẩu cà phê của nước này năm 2018 đạt 1,582 triệu tấn, trị giá 5,591 tỷ USD; giá nhập khẩu bình quân ở mức 3.533 USD/tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, hiện nước này là thị trường nhập khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau EU, dự báo năm 2019 sẽ nhập khẩu khoảng 26,5 triệu bao, tăng 2,1 triệu bao so với năm 2018.
Về cơ cấu nguồn cung, năm 2018, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Mỹ sau Brazil và Colombia, thế nhưng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lại giảm 10,3% về lượng và giảm 24% về trị giá. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 13,3% trong năm 2018, thấp hơn so với 14,4% của năm 2017.
Ngược lại, thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tương ứng là 23,1% và 22,1%; Colombia tương ứng là 21,3% và 21%. Điều này cho thấy, cà phê Việt Nam đang có nguy cơ bị đánh bạt ra khỏi thị trường Mỹ.
Với thị trường EU, trong khi thị phần cà phê của Việt Nam không thể tạo "đột biến" thì các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Ấn Độ và Uganda ngày càng mở rộng. Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, cà phê Việt Nam cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc cà phê.
Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, sản phẩm cà phê xuất khẩu sẽ đối mặt hàng rào kỹ thuật ngày càng cao với nhiều yêu cầu mới về môi trường, bao gồm cả tiêu chuẩn quốc gia của nước nhập khẩu và tiêu chuẩn tư nhân tự nguyện của các nhà nhập khẩu.
Mặt khác, cà phê Việt Nam đang phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường quốc tế khi các quốc gia khác không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng. Vì vậy, trong năm 2019, ngành cà phê Việt Nam cần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm cà phê nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường. Thay vì chỉ tập trung xuất khẩu cà phê Robusta nhân xô, ngành cà phê cần chú trọng hơn đến các sản phẩm cà phê hòa tan, cà phê chế biến.
Chu Khôi (VnEconomy)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

(GLO)- Aprilia Tuareg 660 là mẫu xe adventure đa năng, kết hợp giữa khả năng off-road ấn tượng và sự thoải mái trên những hành trình dài. Với thiết kế hiện đại, động cơ mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, Tuareg 660 là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và chinh phục mọi địa hình.