Thi tốt nghiệp THPT: Đừng để thí sinh chọn môn vì 'dễ thi, dễ đỗ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'.

NHIỀU LÝ DO HỌC SINH CHỌN MÔN THI KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là: "Bảo đảm cho học sinh (HS) có trình độ THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng".

Cấp THPT là cấp định hướng nghề nghiệp, HS được chọn môn học và thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, HS chọn môn học và thi không đúng với định hướng nghề nghiệp của mình, tạo ra xu hướng có thể ngược với nhu cầu của nguồn nhân lực. Trong 8 năm qua (2017 - 2024), HS chọn tổ hợp khoa học xã hội ngày càng tăng. Năm 2024, tỷ lệ HS chọn tổ hợp khoa học xã hội cao nhất với 63%, chỉ 37% chọn khoa học tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật ngày càng tăng.

Thí sinh làm thủ tục dự thi tổ hợp môn khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Những năm gần đây số thí sinh chọn tổ hợp này ngày càng tăng. ẢNH: NHẬT THỊNH
Thí sinh làm thủ tục dự thi tổ hợp môn khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Những năm gần đây số thí sinh chọn tổ hợp này ngày càng tăng. ẢNH: NHẬT THỊNH

Trước hết, đó là vì các môn thuộc khoa học xã hội dễ học, dễ thi đạt điểm cao. Tổng trung bình điểm thi hằng năm của 3 môn sử, địa, giáo dục công dân luôn cao hơn tổng trung bình điểm thi của 3 môn lý, hóa, sinh.

Kế đến, theo một số hiệu trưởng THPT ở các huyện miền núi, do chất lượng đầu vào thấp nên nhà trường phải hướng HS chọn khoa học xã hội để học và ôn thi ngay từ lớp 10. Chỉ một số rất ít HS giỏi tự nhiên mới chọn tổ hợp khoa học tự nhiên.

Bình quân tỷ lệ tốt nghiệp THPT của cả nước cao (xấp xỉ 99%) tạo ra áp lực cho các trường vùng khó khăn. Có trường đạt tỷ lệ này 80 - 90%, nhưng vẫn được đánh giá thấp so với mặt bằng, nên buộc nhà trường phải tổ chức dạy và học hướng mục tiêu tăng tỷ lệ tốt nghiệp.

Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ở cấp THPT, các môn học bắt buộc nghiêng lại về xã hội và nhân văn. Cụ thể, có 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và giáo dục địa phương. Trong đó, chỉ có toán thuộc tự nhiên, còn các môn và hoạt động giáo dục thuộc về xã hội và nhân văn.

Với thiết kế chương trình giáo dục nghiêng về xã hội và nhân văn, HS chọn các môn khoa học xã hội để học và thi là dễ hiểu. Thực tế 3 năm qua, theo Hiệp hội Các trường ĐH và CĐ, hiện nay có một số tỉnh, số HS chọn nhóm môn lý, hóa, sinh chỉ chiếm 11 - 15%.

Tuy nhiên, một số địa phương có kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế tăng… có thể tác động đến việc số HS chọn các môn khoa học tự nhiên để học và thi cao. TP.HCM là một minh chứng. Năm 2024, tỷ lệ HS TP.HCM chọn tổ hợp khoa học tự nhiên là gần 61%, cao nhất cả nước.

CÂN ĐỐI MÔN THI PHÙ HỢP NHU CẦU NHÂN LỰC

Thực tế nhu cầu lao động của xã hội rất đa dạng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi ngày càng nhiều nhân lực các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, dịch vụ, bên cạnh các ngành xã hội và nhân văn.

Tuy nhiên, cấu trúc phân hóa HS theo 2 nhóm khoa học tự nhiên - kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn là quá rộng, cần phải phân chia nhiều nhóm hơn. Ví dụ, nhóm các môn toán - lý - hóa - sinh - tin học - công nghệ nên chia thành nhiều nhóm nhỏ như: toán - lý - hóa, lý - hóa - sinh, toán - tin học - lý, toán - lý - công nghệ…

Học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều đổi mới. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều đổi mới. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần tái cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông cho phù hợp hơn với mục tiêu hướng nghiệp.

Ở cấp THPT nên phân chia HS theo 3 luồng chính: luồng thứ nhất phổ thông sẽ học và thi tốt nghiệp THPT; luồng thứ hai theo hướng nghề nghiệp cụ thể, như y tế, kỹ thuật, nghệ thuật, quản trị kinh doanh, khoa học xã hội, ngoại ngữ, trồng trọt… được thực hiện tại các trường trung học nghề hoặc kỹ thuật (HS học các trường trung học nghề và trung học kỹ thuật vừa học văn hóa THPT vừa học nghề, tốt nghiệp sẽ cấp bằng "trung học nghề" tương đương THPT, có thể học lên CĐ và ĐH); luồng thứ ba theo hướng lao động trực tiếp, nhưng cần được đào tạo sơ cấp nghề. Mô hình trung học nghề/trung học kỹ thuật đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia và có sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp, giúp HS vừa học lý thuyết, vừa tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Cần đào tạo đội ngũ GV tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Các trường ĐH sư phạm ngoài đào tạo đội ngũ GV hướng nghiệp chuyên nghiệp còn cần giảng dạy môn trải nghiệm hướng nghiệp cho tất cả sinh viên sư phạm, kể cả sư phạm tiểu học. Đội ngũ GV tư vấn hướng nghiệp có thể từ trường công lập, tư thục hay các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác và có sự tham gia của doanh nghiệp. Sớm cho HS THCS trải nghiệm hướng nghiệp tại doanh nghiệp và ở các trường ĐH, CĐ, giúp các em có điều kiện tiếp cận nghề nghiệp để học và làm việc sớm.

Việc chuyển giao giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là một thuận lợi, cơ hội để sắp xếp, phân luồng HS các cấp học một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực.

Theo Hồ Sỹ Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hè cùng sóng biển vỗ về

Hè cùng sóng biển vỗ về

Thả mình vào biển trời bao la, từng cơn sóng vỗ về mơn man trên làn da cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản. Bao nhiêu lo toan, muộn phiền như được cuốn trôi theo sóng...

Cà phê sách-Nhịp cầu kết nối tri thức

Cà phê sách-Nhịp cầu kết nối tri thức

(GLO)- Quán cà phê Tiệm Nhà Báo (04 Trường Sa, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đang trở thành điểm hẹn của học sinh, cán bộ và những người yêu sách với thông điệp: “Ai cũng có quyền được đọc và không cần trả phí để tiếp cận tri thức”.

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Hà Trúc Linh - tân Hoa hậu Việt Nam 2024 - gây ấn tượng không chỉ bởi vẻ đẹp thanh lịch mà còn bởi hành trình học vấn nổi bật. Là sinh viên ngành Marketing tại Đại học Tài chính - Marketing TPHCM, Trúc Linh sở hữu bảng thành tích học tập và hoạt động Đoàn - Hội dày dạn.

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

“Cháy” hết mình với nghề

“Cháy” hết mình với nghề

(GLO)- Họ là những phóng viên luôn “cháy” hết mình với nghề. Không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng xông pha, dấn thân… để đem đến cho bạn đọc, khán thính giả những thông tin giá trị, hấp dẫn, sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.