Tháo nút thắt hàng thiết yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà ai bị hỏng tủ lạnh vào chiều 30 Tết sẽ cảm nhận được tình cảnh tồi tệ, khủng khiếp đến mức nào.

Thực phẩm, nguyên liệu nấu nướng cho gia đình cả 3 ngày Tết, 7 ngày Xuân chuẩn bị sẵn, chất đầy tủ lạnh. Đùng một cái, tủ lạnh bị tắt ngúm, không kêu được thợ sửa. Chỉ còn biết... khóc!

Những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg hay Chỉ thị 12-CT/TU (riêng TP HCM đang áp dụng), đại đa số hộ gia đình cũng lo xa, dự trữ thức ăn cho nhiều ngày kiểu như vậy. Lỡ cái tủ lạnh gặp sự cố thì cũng khốn khổ biết nhường nào. Bởi vì, tủ lạnh không phải là hàng thiết yếu, khi đang thực hiện giãn cách, việc chở tủ lạnh đi sửa tất nhiên bị cấm.

Mượn chuyện cái tủ lạnh để đề cập nhiều mặt hàng khác có vai trò tương tự, rất quan trọng đối với hàng triệu hộ gia đình trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nhưng lại không thuộc danh mục hàng thiết yếu theo quy định. Công văn mới nhất số 4481/BCT-TTTN của Bộ Công Thương ký ban hành hôm 27-7 quy định "chuẩn" 4 nhóm hàng thiết yếu gửi các sở Công Thương để hướng dẫn thực hiện cũng thấy "thiếu vắng" nhiều mặt hàng thiết thực (đọc kỹ cũng không thấy chiếc tủ lạnh!).

Trước đó, vận dụng quy định của Bộ Công Thương về hàng thiết yếu nhằm thực hiện thanh - kiểm tra hoạt động lưu thông hàng hóa nhằm phòng chống dịch Covid-19, nhiều địa phương đã có thông báo hướng dẫn, phân loại. Quan sát thì thấy giữa các tỉnh, thành có sự bất nhất. Nơi thì 4 nhóm, nơi thì 6 nhóm; nơi chi tiết, nơi chung chung; nơi này có mặt hàng này, nơi khác lại không có... Hiểu khác nhau nên vận dụng khác nhau, vậy nên mới xảy ra vụ "bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu" ở Nha Trang (Khánh Hòa). Phổ biến nhiều nhất và hết sức trái khoáy là ngay cả một số loại nguyên - phụ liệu để sản xuất hàng thiết yếu cũng bị cấm lưu thông (đã ra thành phẩm thì được, khi còn ở dạng thô thì không!).

Thực tế vẫn thường xảy ra chuyện xe chở thực phẩm, rau củ quả qua 3-4 chốt kiểm dịch của 3-4 tỉnh rồi, đến chốt cuối cùng thì bị ngăn lại, phải quay đầu vì tỉnh đó quy định khác. Hậu quả là hàng hư hỏng, doanh nghiệp tổn thất, thị trường khan hàng, giá cả tăng, người tiêu dùng đầu cuối bị thiệt.

Tháo gỡ vướng mắc do... chính mình gây ra, Bộ Công Thương cũng trong ngày 27-7 có Công văn số 4482/BCT-TTTN (nối ngay sau Công văn 4481/BCT-TTTN kể trên) gửi Thủ tướng đề xuất Chính phủ "cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh". Kèm theo đề xuất là 2 bảng phụ lục danh mục các mặt hàng, dịch vụ bị cấm kinh doanh và mặt hàng, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh.

Vậy là chỉ cần áp dụng quy tắc loại trừ, theo đó hàng nào bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh thì không cho lưu thông; còn lại thì cho đi "luồng xanh" hết. Quá dễ hiểu, dễ vận dụng và triển khai đồng bộ, thống nhất. Tất nhiên là các địa phương ủng hộ, doanh nghiệp thở phào, người dân nhẹ gánh.

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.