Tết xưa rộn ràng ở làng cổ Đường Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 23/1, gần 30 Đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã có chuyến tham quan Làng cổ Đường Lâm và trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại đây.

Đây là chương trình Happy Tết 2022 với chủ đề “Tết xứ Đoài” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây và các cơ quan liên quan thực hiện.

Chương trình năm nay được tổ chức tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây còn được gọi là “đất hai vua” vì là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng. Năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta và đã được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Bên cạnh đó, làng cổ còn hấp dẫn du khách bởi nhiều công trình kiến trúc nhà ở, di tích đặc sắc khác.

Các Đại sứ, nhân viên các cơ quan đại sứ quán tại Việt Nam đã được tìm hiểu văn hóa của người Việt, nhất là trong dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam với không gian trải nghiệm văn hóa Tết: Viết thư pháp, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống; trình diễn, trải nghiệm làm bánh chưng, bánh tẻ, các loại kẹo... thưởng thức ẩm thực đặc sắc của xứ Đoài dịp Tết.

Chương trình nhằm mục đích quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Tết của nhân dân Việt Nam tới bạn bè quốc tế từ các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội; đồng thời, giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch một điểm đến đặc sắc ngoại thành Hà Nội để xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ du khách dịp tết và du xuân Nhâm Dần 2022.

Hình ảnh các Đại sứ tham “Tết xứ Đoài”  tại Làng cổ Đường Lâm:

 

 
 Các Đại sứ, nhân viên cơ quan đại sứ quán tại Việt Nam làng cổ Đường Lâm, nơi có những hình ảnh đậm chất làng quê Bắc Bộ.
Các Đại sứ, nhân viên cơ quan đại sứ quán tại Việt Nam làng cổ Đường Lâm, nơi có những hình ảnh đậm chất làng quê Bắc Bộ.
Đại biểu các đại sứ quán trải nghiệm cách làm tương tại làng cổ Đường Lâm.
Đại biểu các đại sứ quán trải nghiệm cách làm tương tại làng cổ Đường Lâm.
Nhiều công trình kiến trúc nhà ở, di tích đặc sắc còn duy trì lối sống mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.
Nhiều công trình kiến trúc nhà ở, di tích đặc sắc còn duy trì lối sống mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.
 
 Các đại biểu thưởng thức trà xanh kèm với kẹo lạc, chè lam...
Các đại biểu thưởng thức trà xanh kèm với kẹo lạc, chè lam...
Các đại biểu thích thú ghi lại những hình ảnh ấn tượng trong buổi tham quan.
Các đại biểu thích thú ghi lại những hình ảnh ấn tượng trong buổi tham quan.
Tranh in mộc bản là một sản phẩm độc đáo truyền thống của Việt Nam trong những ngày Tết xưa.
Tranh in mộc bản là một sản phẩm độc đáo truyền thống của Việt Nam trong những ngày Tết xưa.
 
 
 Những đặc sản Đường Lâm như kẹo lạc, bánh tẻ, bánh chưng... được giới thiệu tới các bạn bè quốc tế.
Những đặc sản Đường Lâm như kẹo lạc, bánh tẻ, bánh chưng... được giới thiệu tới các bạn bè quốc tế.
Nhân viên đại sứ quán các nước trải nghiệm các hoạt động trong Tết cổ truyền Việt Nam như gói bánh chưng, đổ kẹo lạc, nặn tò he...
Nhân viên đại sứ quán các nước trải nghiệm các hoạt động trong Tết cổ truyền Việt Nam như gói bánh chưng, đổ kẹo lạc, nặn tò he...
 Thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của Làng cổ Đường Lâm nhứ bánh tẻ, gà mía, của cải khô xòa nấm hương, bánh đúc chấm tương...
Thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của Làng cổ Đường Lâm nhứ bánh tẻ, gà mía, của cải khô xòa nấm hương, bánh đúc chấm tương...
 
Các đại biểu tham quan và trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm tại ngôi nhà cổ 200 năm.
Các đại biểu tham quan và trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm tại ngôi nhà cổ 200 năm.

Theo Lê Phú/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua“ để kịp đón Tết với gia đình.
Tết ấm cho người nghèo vùng biên

Tết ấm cho người nghèo vùng biên

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.
Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.