Để có được những cây mai có hình dáng đẹp trong những ngày Tết, công việc sửa dáng, uốn nắn và chăm sóc cho cây mai để cây theo tạo hình mới vừa đẹp vừa lạ là cả một quá trình kì công của những người làm nghề sửa mai.
Ngày Tết, những cây mai có dáng đẹp tự nhiên rất ít gặp mà đa phần muốn đẹp đều qua bàn tay “phù phép” của những người sửa mai.
Anh Nguyễn Văn Đúng (ngụ huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) là một người làm nghề sửa mai và cây kiểng gần 15 năm. Dịp Tết này, anh Đúng đi liên tục đến các vườn không có ngày nghỉ vì số lượng khách đặt hẹn sửa mai quá nhiều.
Chỉ với 1 số dụng cụ cơ bản như kềm, băng keo, dây thép... nhưng qua đôi bàn tay lành nghề của người sửa mai đã biến hóa cây mai thành 1 hình dáng mới hoàn toàn khác.
Trước khi làm cần ngắm thật kĩ cây mai để suy nghĩ ra dáng gì thích hợp rồi mới bắt tay vào làm, uốn từng cành mai. Từng đoạn dây thép sẽ được cắt theo chiều dài cành mai rồi dùng băng keo quấn cố định dây théo vào cành theo tay uốn.
Trong khi làm phải thật kĩ lưỡng để không làm gãy nhánh và nụ mai, động tác phải khéo, nhanh, dứt khoát.
Mỗi cây mai được sửa với giá từ 500 ngàn đến vài triệu tùy theo độ khó. Tùy theo độ lớn nhỏ và tạo dáng khó hay dễ thì sẽ có thời gian hoàn thành việc sửa cây mai từ 1 ngày đến 3 ngày. Với những người có yêu cầu sửa theo dáng phong thủy thì phải làm cho đúng với yêu cầu của khách.
Những cây lớn cần tạo dáng phải sửa 2 đến 3 lần, mỗi lần cố định dáng khoảng 3 tháng rồi mở ra xem và tiếp tục cố định. Có khi từ lúc sửa đến lúc hoàn thành tác phẩm phải đến hơn 2 năm.
Anh Đúng cho biết, thường vào khoảng tháng 11 dương lịch là khách sẽ tìm sửa mai rất nhiều để kịp chưng Tết, còn với những cây khó thì phải làm sớm hơn từ trước đó.
Ngoài mai ra anh Đúng còn sửa dáng cho cây tùng và 1 số cây cảnh khác. Chia sẻ về công việc đang theo đuổi anh Đúng cho biết: “Nghề nào cũng có cái cực khổ riêng, nhưng mình đam mê nên xem chuyện cực khổ như 1 lẽ bình thường. Khi bắt đầu sửa mình đặt tâm huyết vào chờ đến ngày tháo dây thì cây đã ra được dáng mong đợi lúc đó rất vui”.
Một cây mai đẹp không chỉ có hoa mà còn mà còn phải xem đến cành lá, tỉ lệ cân đối với dáng ra sao. Với nhiều người, “thợ” sửa mai chỉ đơn giản là 1 người làm vườn chăm cây nhưng với những người yêu nghệ thuật cây cảnh đây là 1 công việc của 1 người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm đẹp cho đời.
Khi tiết trời se lạnh, những cánh hoa đào bung nở, những mầm non nảy lộc cũng là lúc người Dao Quần Chẹt ở khu Xuân Thắng, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ chuẩn bị để đón Tết Nhảy, lễ cấp sắc, lễ tạ mả…
(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua“ để kịp đón Tết với gia đình.
Vào đầu tháng Chạp năm nay, việc mua bán hoa mai vàng diễn ra rất chậm chạp nhưng chỉ trong vòng 2 tuần qua, tình hình đã thay đổi hẳn, không khí tại các làng hoa mai vàng sôi động và nhộn nhịp.
Thấp thỏm không thể chợp mắt trong những chiếc chòi tạm bợ giữa sắc hoa rực rỡ, người bán hoa ở TP.Đà Nẵng lo lắng chồng chất vì buôn bán ế ẩm. Ai nấy đều cầu mong bán hết hoa sớm để kịp về đón giao thừa cùng vợ con.
Ngày 28.1, Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức trao quà tết, kèm phần hỗ trợ học tập cho 140 trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch bệnh Covid-19, với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng.
(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Khởi đầu cho nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, tại vùng đất Nam Sudan xa xôi, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam (BVDC2.3) đã hoàn thành nghi thức dựng cây nêu truyền thống. Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam tại châu Phi đã cảm nhận được không khí của ngày Tết truyền thống đang đến thật gần.
Làng hoa Tây Tựu thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội là đầu mối cung cấp hoa tươi lớn bậc nhất ở miền Bắc. Những ngày này, những người trồng hoa đang tất bật vào vụ Tết. Ai ai cũng phấn khởi vì hoa được giá.
Vừa ngỡ ngàng, vừa thích thú là cảm giác của nhiều khách đến với phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM những ngày cuối năm, khi nhìn thấy những người cho chữ tại đây đa phần là ông và bà đồ còn rất trẻ.
Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.
Có rất nhiều việc làm thiết thực như: tổ chức tiệc tất niên, đêm giao thừa, tặng quà tết, lì xì, văn nghệ… nhằm hỗ trợ cho những sinh viên (SV) và thanh niên công nhân khó khăn không có điều kiện về quê đón tết.
Tỉnh Bình Định không cách ly đối với người về quê đón tết và kêu gọi mỗi người dân tự nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid-19 để bảo vệ bản thân.
Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.