Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua” để kịp đón Tết với gia đình.

Phiên chợ chiều cuối năm ở phố huyện Kông Chro đã trở nên vắng vẻ hơn. Ảnh: Mộc Trà
Phiên chợ chiều cuối năm ở phố huyện Kông Chro đã trở nên vắng vẻ hơn. Ảnh: Mộc Trà

Các mặt hàng hút khách trong phiên chợ cuối cùng của năm Tân Sửu nơi chợ huyện chủ yếu vẫn là hoa tươi, trái cây, cau, trầu, thực phẩm tươi sống và rau, củ, quả. Bên cạnh đó, vật phẩm trang trí trong nhà, bánh mứt, nước giải khát, bia, đồ chơi trẻ em… cũng được một số gia đình chọn mua trong ngày 29 Tết.

Giá hoa tươi dịp Tết tăng mạnh khoảng 50-60% so với ngày thường, song vẫn được tiêu thụ mạnh. Ảnh: Mộc Trà
Giá hoa tươi dịp Tết tăng mạnh khoảng 50-60% so với ngày thường, song vẫn được tiêu thụ mạnh. Ảnh: Mộc Trà


Theo chia sẻ của người dân, giá cả thực phẩm, trái cây trong ngày cuối năm có tăng nhẹ nhưng không đáng kể, khoảng 10-15%. Tuy nhiên, hoa tươi lại tăng giá khá cao, tầm 50-60% so với ngày thường. Trong đó, cúc các loại có giá 40-80 ngàn đồng/bó; lay ơn từ 7-12 ngàn đồng/cành; cát tường, cẩm chướng giá dao động trên dưới 100 ngàn đồng. Dẫu vậy, sức mua dành cho mặt hàng này tương đối mạnh; hầu hết các sạp gần như “cháy hàng” trong phiên chợ chiều cuối năm.

 Mặt hàng rau, củ, quả vẫn được nhiều người chọn mua trong buổi chợ chiều cuối năm. Ảnh: Mộc Trà
Mặt hàng rau, củ, quả vẫn được nhiều người chọn mua trong buổi chợ chiều cuối năm. Ảnh: Mộc Trà


Chị Phan Thị Thanh Thảo-tiểu thương lâu năm tại chợ trung tâm huyện Kông Chro-cho hay: “Năm nay dịch bệnh, lượng người mua có giảm hơn nhưng không khí mua sắm những ngày giáp Tết vẫn rất rộn ràng. Trái cây và hoa tươi dù giá có tăng, nhất là hoa, song hàng vẫn tiêu thụ khá ổn. Vì bán tại nhà nên tầm 10 giờ tối tôi mới dọn hàng, sau đó sẽ đón Giao thừa cùng với gia đình”.

Chị Phan Thị Thanh Thảo (giữa) dự định bày bán trái cây đến 10 giờ tối tôi mới dọn hàng để đón Giao thừa. Ảnh: Mộc Trà
Chị Phan Thị Thanh Thảo (giữa) dự định bày bán trái cây đến 10 giờ tối mới dọn hàng để đón Giao thừa. Ảnh: Mộc Trà


Nơi góc vỉa hè đường Nguyễn Huệ (thị trấn Kông Chro), chị Nguyễn Thị Ngọc (tổ 1, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) cũng đang tranh thủ bán cho hết mớ quả sung và vài nhánh chuối còn sót lại trong buổi chợ cuối năm. “Bình thường tôi không hay ngồi chợ, chỉ dịp Tết mới tranh thủ bán kiếm thêm thu nhập. Chuối và sung, tôi tự hái trong vườn và mua lại một ít của hàng xóm. Năm nay, chuối không tăng giá là mấy, nải đẹp thì tầm 30-40 ngàn đồng, còn trung bình thì chỉ 10-15 ngàn đồng/nải. Còn một ít nữa, tôi bán giá rẻ hơn và ráng ngồi đến tầm 6 giờ thì về nhà chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà về đón Tết với gia đình”-chị Ngọc chia sẻ.

 

Nơi góc vỉa hè đường Nguyễn Huệ (thị trấn Kông Chro), chị Nguyễn Thị Ngọc (tổ 1, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) đang tranh thủ bán cho hết số quả sung và chuối để về đón Tết cùng gia đình. Ảnh: Mộc Trà
Nơi góc vỉa hè đường Nguyễn Huệ (thị trấn Kông Chro), chị Nguyễn Thị Ngọc (tổ 1, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) đang tranh thủ bán cho hết số quả sung và chuối để về đón Tết cùng gia đình. Ảnh: Mộc Trà

Ngoài các mặt hàng thiết yếu, nhiều người dân ở phố huyện Kông Chro cũng "khoác" những “bộ áo mới” cho trái cây để hút khách mua hàng. Vừa bày biện lại những quả dừa, quả bưởi được sơn vẽ đẹp mắt với hoa đào, hoa mai và các chữ “Lộc”, “Thọ”, “An khang”, “Thịnh vượng”…, bà Ngô Thị Kính (tổ 1, thị trấn Kông Chro) vui vẻ khoe: “Tất cả đều do một tay con gái tôi làm đấy. Mỗi quả trang trí mất tầm 20 phút thì hoàn thiện, bán ra với giá 50 ngàn đồng. Nhiều người thấy lạ, hút mắt nên mua tới 3-4 quả để chưng bàn thờ gia tiên. Ở chợ có mình tôi bán loại này nên tiêu thụ cũng nhanh, giờ chỉ còn vài quả thôi. Hy vọng đến tối sẽ bán hết”.

Nếu trong phiên chợ chiều cuối năm, người bán mong muốn “đẩy” nhanh hết lượng hàng hóa đang tồn để về nhà đón Giao thừa thì một số người mua cũng tranh thủ sắm sửa những món còn thiếu cho ngày Tết thêm đủ đầy. “Vợ tôi cũng chuẩn bị khá đầy đủ rồi, chỉ còn thiếu ít trái cây nên chiều nay tôi ghé chợ mua để bày biện trên bàn thờ ông bà và cúng Giao thừa. Chợ chiều 29 Tết khá vắng vẻ nên đi lại rất thuận tiện, không phải chen lấn như những ngày vừa qua”-anh Nguyễn Văn Hải (tổ 5, thị trấn Kông Chro) bày tỏ.

Mặt hàng dừa trang trí lạ mắt của bà Ngô Thị Kính (tổ 1, thị trấn Kông Chro) khá “hút” khách khi được bày bán tại chợ trung tâm huyện. Ảnh: Mộc Trà
Mặt hàng dừa trang trí lạ mắt của bà Ngô Thị Kính (tổ 1, thị trấn Kông Chro) khá “hút” khách khi được bày bán tại chợ trung tâm huyện. Ảnh: Mộc Trà



Phiên chợ chiều cuối năm dù vắng vẻ nhưng vẫn không kém sự tất bật, hối hả. Ngoài trao đổi hàng hóa, cả người bán lẫn người mua cũng không quên trao nhau những lời chúc tốt đẹp về một năm mới nhiều sức khỏe, thịnh vượng và an khang.
 

MỘC TRÀ
 


 

Có thể bạn quan tâm

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
Tết ấm cho người nghèo vùng biên

Tết ấm cho người nghèo vùng biên

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Cây nêu Việt Nam cao 10m trên đất châu Phi xa xôi

Cây nêu Việt Nam cao 10m trên đất châu Phi xa xôi

Khởi đầu cho nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, tại vùng đất Nam Sudan xa xôi, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam (BVDC2.3) đã hoàn thành nghi thức dựng cây nêu truyền thống. Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam tại châu Phi đã cảm nhận được không khí của ngày Tết truyền thống đang đến thật gần.
Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.
Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.