Tết Việt trong nỗi lòng của những người phụ nữ xa xứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày giáp Tết, khi những người con xa quê chuẩn bị hành trang về nhà ăn Tết thì đâu đó trên thế giới, vẫn có những người phụ nữ Việt ôm nỗi nhớ nhà cách xa nghìn cây số. 
Những nỗi nhớ kéo dài
Tết là dịp mỗi người thân trong gia đình quây quần bên nhau để đón mừng một năm mới, thế nhưng Tết năm nay thật “lạ”. Tết Nhâm Dần sẽ là cái Tết đáng nhớ nhất với những người phụ nữ Việt Nam đang lao động ở nước ngoài. Do dịch COVID-19, họ không thể về đoàn tụ với gia đình trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, các chương trình đón xuân tại quốc gia sở tại cũng rất hạn chế nên nỗi nhớ nhà càng trở nên da diết. 
Ai cũng mong con mình có một gia đình hạnh phúc và chị Vũ Thị Ngọc Yến (Bắc Giang) cũng vậy. Hiện tại chị Yến đang làm việc tại một nhà máy may ở Nhật Bản, bốn năm trước, chị Yến đã từng đổ vỡ trong hôn nhân và là mẹ đơn thân nuôi hai đứa con ăn học. Do cuộc sống quá nhiều khó khăn, bằng cấp cũng không có nên chị Yến quyết định đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền nuôi con. Ngày chị Yến quyết định sang Nhật, đứa con gái thứ hai của chị mới tròn 1 tuổi. 

Chị Yến cùng bạn bè tự chuẩn bị đồ ăn vào dịp Tết. Ảnh: Ngọc Yến
Chị Yến cùng bạn bè tự chuẩn bị đồ ăn vào dịp Tết. Ảnh: Ngọc Yến
“Năm đầu xa quê, tôi buồn lắm. Chưa bao giờ tôi đi xa nhà như vậy. Mỗi đêm nằm nghĩ về con, nước mắt tôi lại trực trào rơi ra, đặc biệt là những ngày Tết về, nhìn con người ta được bố mẹ mua đồ mới mà lòng tôi đau như cắt. Khi tôi đi, chúng còn quá nhỏ, 4 năm tuổi thơ không có mẹ ở bên là điều thiệt thòi rất lớn”, chị Yến tâm sự. 

Chị Vũ Thị Ngọc Yến (Bắc Giang). Ảnh: NVCC
Chị Vũ Thị Ngọc Yến (Bắc Giang). Ảnh: NVCC
Xa nhà đến Đài Loan (Trung Quốc) làm việc đã được 7 năm, chị Vũ Thị Viễn (Bắc Giang) đã quen với việc đón Tết xa quê. Đối với chị Viễn, được đón Tết cùng bạn bè trong ký túc xá cũng giúp chị vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà. Chị Viễn tâm sự:
“Ở Đài Loan, họ cũng đón Tết âm lịch như Việt Nam nên công nhân chúng tôi được nghỉ, những ngày ấy nỗi nhớ càng ùa về, tôi mong lắm một cái Tết đoàn viên bên gia đình, đã lâu lắm rồi tôi chưa được tự tay chuẩn bị cho các con những bộ quần áo Tết”. 

Mang hương vị Tết quê hương đến xứ người. Ảnh: NVCC
Mang hương vị Tết quê hương đến xứ người. Ảnh: NVCC
Nơi nào có Tết, nơi đó là nhà
Vì không được về quê đón Tết, những người phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài đã tự tay chuẩn bị những món ăn đặc trưng của quê hương, hòa chung không khí Tết cổ truyền Việt Nam. 
Đã trải qua một năm đón Tết tại Malaysia, nhưng chị Nguyễn Thanh Hoa (Lạng Sơn) vẫn cảm thấy bỡ ngỡ và nhớ nhà. “Khi còn ở Việt Nam, gia đình tôi chuẩn bị Tết sớm lắm, sang bên này tuy không có đầy đủ đồ Tết như ở quê nhưng tôi cùng bạn bè người Việt vẫn chuẩn bị những mâm cơm tất niên đậm chất quê hương để cùng đón Tết với nhau, quây quần bên nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà”, chị Hoa chia sẻ.
Không dấu được cảm xúc nghẹn ngào khi nhắc đến các con và những người thân trong gia đình, chị Viễn tâm sự: “Tết là lúc tôi cảm thấy nhớ gia đình hơn bao giờ hết. Những năm chưa có COVID-19, tôi cùng bạn bè đi du lịch nhiều nơim nhưng trong tình hình dịch bệnh, sức khỏe là trên hết. Đêm giao thừa, chúng tôi sẽ tổ chức một bữa tất niên nhỏ để quây quần bên nhau, gọi điện về quê chúc Tết mọi người”.

Vũ Thị Viễn (áo hồng) cùng bạn bè đi du lịch trong dịp nghỉ Tết để vơi đi nỗi nhớ nhà. Ảnh: NVCC
Vũ Thị Viễn (áo hồng) cùng bạn bè đi du lịch trong dịp nghỉ Tết để vơi đi nỗi nhớ nhà. Ảnh: NVCC
Làm việc ở Nhật Bản nên chị Ngọc Yến không được nghỉ Tết âm lịch như Việt Nam. Năm nay cũng giống những năm trước, chị Yến cho biết sẽ tranh thủ thời gian làm việc để gọi điện về quê chúc Tết gia đình và nói chuyện với các con.
Ở Nhật Bản, chị cũng tự gói bánh chưng và làm mứt Tết, chia sẻ những món ăn mang đậm hương vị Tết Việt cho bạn bè xung quanh. Đối với chị Yến, Tết cổ truyền Việt Nam là bản sắc của dân tộc, dù ở đâu, dù bận như nào cũng không được bỏ quên ngày Tết quê hương.
Ở nơi xứ người nhìn dòng người tấp nập ồn ào, trải qua cảm giác lẻ loi ấy, những người phụ nữ Việt thấm thía cái mùi Tết, hương vị ấm áp cả nhà quây quần bên nhau. Dù không thể cùng gia đình sum họp năm mới, nhưng họ luôn giữ trong mình nét đẹp truyền thống của quê hương bằng cách chuẩn bị một lễ Tết đủ đầy, êm ấm nơi xứ người. Dù bằng cách nào đi nữa. Tết trọn vẹn hơn khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ.
HOÀNG XUYẾN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua“ để kịp đón Tết với gia đình.
Tết ấm cho người nghèo vùng biên

Tết ấm cho người nghèo vùng biên

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Cây nêu Việt Nam cao 10m trên đất châu Phi xa xôi

Cây nêu Việt Nam cao 10m trên đất châu Phi xa xôi

Khởi đầu cho nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, tại vùng đất Nam Sudan xa xôi, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam (BVDC2.3) đã hoàn thành nghi thức dựng cây nêu truyền thống. Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam tại châu Phi đã cảm nhận được không khí của ngày Tết truyền thống đang đến thật gần.
Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.
Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.