Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.

 
Vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà, ông Chu Đức Lợi mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân
Vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà, ông Chu Đức Lợi mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân


 
Bằng nguồn vốn tích lũy, đặt chân lên vùng quê mới vợ chồng ông đã mua trên 4 ha đất ở khu phố Đông Anh, thị trấn Nam Ban để canh tác nông nghiệp, đào ao thả cá. Trong đó, gia đình dành trên 1,4 ha đất để mang những gốc đào đất Bắc vào trồng. Tuy chất đất ở đây không giống như ở Nhật Tân, nhưng bằng tay nghề, kinh nghiệm và sự lao động chăm chỉ, miệt mài, nhờ đó vườn đào của vợ chồng ông đã sinh trưởng và luôn ra hoa đúng vào dịp Tết âm lịch hàng năm. Điều đáng nói là hoa đào ở đây có sắc màu không mấy thua kém so với làng đào Nhật Tân và càng không thể nhầm lẫn với các loài hoa đào ở các vùng miền khác.

 

 
Vườn đào của gia đình ông Chu Đức Lợi luôn ra hoa đúng vào dịp Tết âm lịch hàng năm
Vườn đào của gia đình ông Chu Đức Lợi luôn ra hoa đúng vào dịp Tết âm lịch hàng năm


 
Với 21 năm định cư trên vùng quê mới Nam Ban thì đã có 20 năm vợ chồng ông gắn bó với nghề trồng đào cảnh. Bởi thế mỗi năm vườn đào vợ chồng ông có trên 1.000 gốc đào cây lẫn đào cành. Càng ngày người dân càng thích chơi hoa đào, vì vậy cứ vào dịp tháng Chạp mỗi năm nhiều người đã đến vườn đào của vợ chồng ông để được ngắm nhìn, thưởng lãm. Ở đây, mọi người có thể lưu lại những hình ảnh thân thương bên những cành đào sắc thắm và chọn cho mình những cây đào vừa ý để mua hoặc thuê về chưng trong những ngày xuân ấm áp. Năm nay đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm cho vợ chồng ông phải vất vả bám trụ, bám nghề; nhưng bù lại hoa đào được mùa, được giá, chính vì vậy mà mới đầu tháng Chạp vườn đào của vợ chồng ông đã nhộn nhịp người mua và đặt hàng với trên 1.000 chậu đào các loại.

 

 
Ở đây, mọi người có thể lưu lại những hình ảnh thân thương bên những cành đào sắc thắm
Ở đây, mọi người có thể lưu lại những hình ảnh thân thương bên những cành đào sắc thắm


 
Trong dáng vẻ rắn chắc và khuôn mặt sạm nắng nhưng đầy rạng rỡ, ở tuổi 64 nhưng ông Lợi vẫn miệng nói tay làm. Ông kể rằng, vườn đào của vợ chồng ông mỗi năm xuất bán, cho thuê thu lời khoảng 200 - 300 triệu đồng. Số tiền tuy không nhiều so với những người trồng đào khác nhưng đủ lo trang trải gia đình và nuôi 3 cô con gái ăn học, lớn khôn. Riêng với ông, điều quan trọng nhất là đã giữ được nét đẹp của nghề trồng hoa đào truyền thống lâu đời từ làng Nhật Tân ngay trên chính vùng quê mới Nam Ban mà gia đình ông đã lựa chọn, gắn bó.
 

 

Với ông Chu Đức Lợi, điều quan trọng nhất là đã giữ được nét đẹp truyền thống lâu đời từ làng đào Nhật Tân ngay trên chính vùng quê mới Nam Ban
Với ông Chu Đức Lợi, điều quan trọng nhất là đã giữ được nét đẹp truyền thống lâu đời từ làng đào Nhật Tân ngay trên chính vùng quê mới Nam Ban


http://baolamdong.vn/xahoi/202201/nguoi-giu-sac-dao-nhat-tan-tren-vung-que-moi-3100256/

Theo  PHẠM VY PHƯƠNG (baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua“ để kịp đón Tết với gia đình.
Tết ấm cho người nghèo vùng biên

Tết ấm cho người nghèo vùng biên

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.