Tên lửa ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc đã rơi xuống Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tên lửa Trung Quốc "ngoài tầm kiểm soát" đã rơi xuống Ấn Độ Dương sáng 9.5.
 
Tên lửa Trung Quốc Trường Chinh 5B phóng module Thiên Hà hôm 29.4. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc
Tên lửa Trung Quốc Trường Chinh 5B phóng module Thiên Hà hôm 29.4. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc
Tên lửa Trường Chinh 5B (Long March 5B) - được phóng từ Trung tâm phóng vũ trụ Văn Xương vào ngày 29.4 để mang module Thiên Hà (Tianhe) - module đầu tiên của trạm vũ trụ Trung Quốc tương lai lên quỹ đạo.
AFP dẫn thông tin từ Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc cho biết, tên lửa Trường Chinh 5B quay trở lại bầu khí quyển Trái đất vào lúc 10h24 ngày 9.5 (9h24 giờ Việt Nam), với phần lớn các bộ phận của tên lửa bị phá hủy vào thời điểm đó.
Theo Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, tên lửa Trường Chinh 5B hạ cánh ở kinh độ 72,47 độ Đông và 2,65 độ Bắc, ngay phía tây Maldives ở Ấn Độ Dương.
Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc từng được dự báo có thể rơi xuống xa về phía bắc như New York, Madrid hoặc Bắc Kinh, và xa về phía nam như Chile và New Zealand.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã hạ thấp lo ngại tên lửa có thể gây ra thiệt hại, trấn an rằng đây là tình huống "không đáng phải lo lắng".
Vụ phóng tên lửa nằm trong chương trình không gian ngày càng tham vọng của Trung Quốc, với việc Bắc Kinh lên kế hoạch thực hiện ít nhất 10 vụ phóng tương tự để mang thiết bị lên quỹ đạo.
Trạm vũ trụ Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022. Trung Quốc cũng có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên mặt trăng với sự hợp tác của Nga.
KHÁNH MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null