Tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.

Ngày 30-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 875/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.

Theo Công điện, bão số 4 là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, từ sớm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, đặc biệt là của cấp ủy, chính quyền các địa phương cùng với sự đồng lòng, chủ động ứng phó của Nhân dân đã góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Để chủ động ứng phó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và ổn định đời sống Nhân dân. Ảnh: Vũ Chi
Lực lượng Công an, Dân quân ở huyện Phú Thiện hỗ trợ người dân gặt lúa nhằm hạn chế thiệt hại do bão số 4 gây ra. Ảnh: Vũ Chi


Theo đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phòng-chống thiên tai với phương châm chủ động phòng ngừa, kịp thời, quyết liệt ứng phó, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên-vùng trọng điểm bị tác động của bão, lũ trong thời gian tới tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai công tác phòng-chống thiên tai kịp thời, hiệu quả theo phương châm "bốn tại chỗ".

Đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Cùng đó, các địa phương bị ảnh hưởng của bão, lũ vừa qua (trong đó có tỉnh Nghệ An) cần tập trung tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ cứu chữa người bị thương; tổ chức hỗ trợ, thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do bão, lũ, nhất là các gia đình có người bị chết, mất tích, gia đình chính sách, hộ khó khăn.

Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói do bão lũ, nhất là các hộ có nhà bị đổ, trôi, hộ ở vùng bị ngập sâu, sạt lở chia cắt, bảo đảm không để người dân bị đói, rét, khát.

Ngoài ra cần bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở do bão lũ; huy động các lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa, dựng lại nhà ở, dọn vệ sinh môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau bão lũ.

Tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu.

Đồng thời, các địa phương sửa chữa, khắc phục nhanh công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt, công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, hồ đập bị hư hại để chủ động ứng phó với những đợt thiên tai mới.

Nhanh chóng khôi phục sản xuất ngay sau lũ, góp phần ổn định đời sống cho người dân. Chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu, không để tiếp tục xảy ra những trường hợp thiệt hại đáng tiếc về người.  

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khôi phục sản xuất ngay sau thiên tai; chủ động điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, an toàn, đồng thời góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Bộ Giao thông-Vận tải chỉ đạo, hỗ trợ địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các trục giao thông chính.

Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh trong và sau lũ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho học sinh và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, hạn chế thiệt hại, bảo đảm cho học sinh có thể đi học trở lại ngay sau bão, lũ.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, hướng dẫn người dân các kỹ năng ứng phó, hạn chế rủi ro khi xảy ra thiên tai, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến và công tác chỉ đạo phòng-chống thiên tai.

Cũng theo Công điện, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng-chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát, vất vả của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hộ dân bị ảnh hưởng do đợt bão, lũ vừa qua.

 

G.B

 

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.