Tâm sự nhói lòng của người cha có con mắc bệnh ung thư xương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số tiền hai vợ chồng làm ra quá ít so với chi phí đang cần trước mắt. Trong khi cả hai đứa con đều đang rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ thì anh lại bất lực không làm được nhiều hơn. Nợ nần chồng chất, anh đang phải rao bán ngôi nhà, nơi cả nhà đang sinh sống mà chưa biết tương lai sẽ thế nào.

 

Mắc bệnh ung thư xương, Phạm Trí Duy đang phải điều trị ở BV Ung Bướu.
Mắc bệnh ung thư xương, Phạm Trí Duy đang phải điều trị ở BV Ung Bướu.



Ung thư xương giai đoạn IV

Biểu hiện lâm sàng không rõ nên khi tình cờ phát hiện thì căn bệnh ung thư xương đã ở giai đoạn IV. Cậu bé Phạm Trí Duy (14 tuổi ở tổ 14, phường Hội Phú, TP Plei Ku, tỉnh Gia Lai) đang ngày ngày phải gồng mình đối mặt với căn bệnh để duy trì sự sống.

Trước đó, trong một lần đi học, lúc chạy nhảy em đã bị xô vào bàn thấy đau chân. Bác sĩ tư cho 10 ngày thuốc về nhà uống, bệnh không giảm mà có dấu hiệu tăng, đồng thời nổi một cục to ở chân. Lần tái khám, sau kết quả siêu âm, bác sĩ nghi ngờ và chuyển Duy đến bệnh viện Nhi Đồng 2 gấp.

Sau các kết quả chụp Xquang, MRI, căn bệnh của Trí Duy được bác sĩ chẩn đoán ung thư xương ở giai đoạn IV. Lúc đó, em được chỉ định điều trị theo phương pháp xạ trị. Hiện em đã phải đoạn phần chi phải và đang phải tiếp tục truyền 10 toa thuốc tiếp theo.

8 tháng Trí Duy nằm viện là 8 tháng khiến gia đình anh Phạm Ngọc Dung lún sâu trong nợ nần. Ngoài việc lo tiền cho con chữa bệnh, anh Dung còn phải lo tiền học cho con lớn đang theo đuổi nghề nấu ăn. Đứa lớn đang học dang dở cũng có nguy cơ phải bỏ giữa chừng vì anh không thể vay mượn được thêm nữa.

Cả gia đình trông vào gánh hàng rong

Hai vợ chồng anh Dung và chị Phu đang phải đối mặt với những ngày tháng nhọc nhằn. Một đứa con không dám thi đại học vì nhà khó khăn, chọn học nghề để có thể sớm đỡ đần cha mẹ. Việc học dở dang thì em Trí Duy mắc bệnh hiểm nghèo. Mọi chi phí tiền bạc vay mượn được cha mẹ đều dồn hết lo chữa bệnh cho Duy.

Căn bệnh ung thư xương không thể dứt trong một sớm một chiều nên gia đình vay mãi cũng hết chỗ vay. Anh Dung vốn là lao động chính trong nhà, trước đây khi còn đủ sức khỏe anh làm nghề cơ khí, sau này anh chuyển qua xẻ gỗ cao su. Khi con bị bệnh, hai cha con anh “nhập khẩu” ở bệnh viện.


 

Một mình mẹ bán hàng rong không đủ tiền cho con chữa bệnh
Một mình mẹ bán hàng rong không đủ tiền cho con chữa bệnh



Gánh hàng rong buổi sáng của chị Phu mỗi ngày cũng chỉ được 100-120 ngàn đồng. Số tiền này không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình chứ đừng nói đến tiền chữa bệnh cho Duy.

Anh Dung tâm sự với chúng tôi, giọng nghẹn ngào: “Làm cha mẹ như chúng tôi, gặp cảnh này chỉ biết cố gắng dốc lòng, dốc sức vì con thôi. Chúng tôi đã hỏi tất cả những chỗ có thể vay mượn được để lo cho hai đứa con. Giờ thì thật bế tắc, một đứa đang học dở, một đứa bệnh đang cần chữa không thể bỏ đứa nào. Nhưng để lo được cho chúng bây giờ không biết làm cách nào. Căn nhà là nơi trú ngụ tôi cũng đang rao bán, chỉ mong sao có tiền chữa bệnh cho con, không có nhà thì đành ở nhà thuê”.

Theo Vietnamnet

 

Mọi đóng góp có thể gửi về

1. Gửi trực tiếp: Anh Phạm Ngọc Dung tổ 14, P Hội Phú, TP. Plei Ku, tỉnh Gia Lai SĐT: 0935 021 446

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.