Tại sao bầu trời có màu xanh nhưng không gian lại là màu đen?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bầu trời lại có màu xanh lam rất đẹp trong khi không gian nhuốm màu đen đáng sợ? Đây là câu trả lời.
Bầu khí quyển chính là câu trả lời. Ảnh: NASA
Bầu khí quyển chính là câu trả lời. Ảnh: NASA
Theo NASA Science Space Place, khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới bầu khí quyển của Trái đất, nó bị tất cả hạt và khí trong không khí phân tán theo mọi hướng. Về cơ bản, ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn so với các màu khác. Đó là lý do chúng ta thường nhìn thấy bầu trời xanh.
Có 2 điều về cách ánh sáng được cảm nhận mà chúng ta cần biết.
Đầu tiên, Mặt trời giải phóng các màu sắc có thể dễ dàng nhìn thấy - từ màu tím với bước sóng ngắn cho đến màu đỏ sóng dài, xanh lam, xanh lục, vàng, cam - với lượng không bằng nhau. Và màu nổi bật nhất là màu xanh lam.
Thứ hai, mắt có thể nhận biết ánh sáng xanh tốt hơn so với các màu khác và chúng cảm nhận ánh sáng xanh khá tốt. 
Một báo cáo của Planets for Kids cho hay, không gian có bụi và khí vũ trụ. Tuy nhiên, không có bầu khí quyển đủ mạnh để gây ra sự phân tán ánh sáng, vì vậy, nó được bao trùm bởi một màu đen kịt đáng sợ.
Ánh sáng từ Mặt trời truyền theo đường thẳng và các màu sắc của ánh sáng bị trộn lẫn lại với nhau. Khi trộn lẫn, tất cả các màu của ánh sáng đều có màu trắng trước mắt của chúng ta. Do đó, khi nhìn theo hướng Mặt trời, chúng ta thấy một ánh sáng trắng rực rỡ, còn khi nhìn ra xa, chúng ta thấy bóng tối của không gian.
NGUYỄN HẠNH (THEO LIVE SCIENCE/LĐO)

Có thể bạn quan tâm