Sinh viên nhanh trí dùng bút bi cứu mạng hành khách trên máy bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một sinh viên ngành kỹ thuật Ấn Độ đã giúp bác sĩ cứu sống bệnh nhân tiểu đường trên máy bay nhờ nhanh trí dùng bút bi sửa thiết bị tiêm insulin.

Karttikeya Mangalam đang là sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật điện tử - Ảnh: IIT Kanpur
Karttikeya Mangalam đang là sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật điện tử - Ảnh: IIT Kanpur




Karttikeya Mangalam, sinh viên 21 tuổi của Đại học IIT-Kanpur, Ấn Độ, bay chuyến từ Geneva (Thụy Sĩ) về New Delhi sau khi kết thúc chương trình trao đổi một năm ở Thụy Sĩ. Khi máy bay cất cánh được vài tiếng, một thành viên tổ bay lên tiếng hỏi các hành khách: "Có ai là bác sĩ ở đây không?"

Theo lời kể của Karttikeya, chuyến bay có một người đàn ông Hà Lan 30 tuổi tên Thomas bị tiểu đường type-1 và có nguy cơ bị tăng đường huyết. Trong tình trạng toát mồ hôi, buồn nôn và gần ngất xỉu, Thomas cho tiếp viên hàng không biết anh đã không được tiêm insulin trong hơn 5 tiếng do dụng cụ tiêm của anh bị thất lạc ở khu kiểm tra an ninh sân bay.

May mắn thay, một bác sĩ người Nga trên máy bay nhanh chóng hiểu ra vấn đề dù khác biệt ngôn ngữ. May mắn hơn nữa, vị bác sĩ này cũng bị tiểu đường. Ông có đem theo insulin và một dụng cụ đặc biệt để tiêm chất này.

Tuy nhiên, dụng cụ tiêm của bác sĩ sử dụng một khoang chứa insulin tác dụng chậm dùng lâu dài, khác loại của Thomas. Với mức glucose trong máu tăng cao, anh bất tỉnh và bắt đầu sùi bọt mép.

Sau khi nghe thông báo máy bay sẽ hạ cánh khẩn cấp, Karttikeya đã nói chuyện với bác sĩ về ý định sửa dụng cụ tiêm. Bác sĩ cho biết có một cách để thay đổi khoang chứa ống insulin và ông đã điều chỉnh nhưng kim tiêm không chuyển động.

Máy bay bắt đầu giảm độ cao nhưng chưa thể hạ cánh trong khoảng 1 tiếng rưỡi tới, và bác sĩ sợ rằng Thomas không thể chờ đến lúc đó. Karttikeya dùng WiFi của máy bay để tải xuống bản thiết kế của dụng cụ tiêm. Hóa ra điều họ thiếu là một lò xo nhỏ ngay sau khoang chứa.

Karttikeya cho biết: "Tôi hướng dẫn tiếp viên hỏi xem có hành khách nào đem theo bút bi - thường có lò xo bên trong. Chỉ vài phút sau tôi có 4-5 chiếc bút".

May mắn là một lò xo hoàn toàn khớp với dụng cụ tiêm. Họ nhanh chóng lắp tạm vào để bác sĩ tiêm cho Thomas bằng loại insulin của anh. Trong 15 phút, mức đường trong máu của anh ngừng tăng và cuối cùng về trạng thái thường. Sau đó Thomas đã tỉnh lại.

Karttikeya nói: "Anh ấy cảm ơn tôi và bảo tôi đến thăm anh ấy ở Amsterdam, nơi anh ấy có một nhà hàng và xưởng bia riêng. Tôi sẽ được ăn uống miễn phí thỏa thích. Tôi nghĩ việc cứu mạng một người là điều khó ai có thể tưởng tượng nổi từ những kiến thức kỹ thuật cơ bản năm nhất".

Hải Đăng (Insider/TTO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.