Tân cử nhân tốt nghiệp xuất sắc khiến hội trường rơi nước mắt vì bài phát biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

'Cuộc đời em gắn liền với những lần nắm tay. Đó là cái nắm tay của ba mẹ khi em chào đời, và cái nắm tay của ba mẹ khi người nói lời tạm biệt thế giới. Rồi thầy cô xuất hiện, nắm tay em và nói với em rằng, em phải tiếp tục tiến về phía trước...'.

Trên đây là lời phát biểu của tân cử nhân Phan Quang Trường (ngành ngôn ngữ Anh), với danh hiệu sinh viên xuất sắc toàn khóa học, tốt nghiệp thủ khoa toàn khóa (9,24 điểm) của Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM trong lễ tốt nghiệp sáng nay 16.10.

Bài phát biểu bằng tiếng Anh của Phan Quang Trường đã khiến thầy cô và bạn bè xúc động, không ít người đã rơi nước mắt khi biết được hoàn cảnh của Trường.

111-3064.jpg
Dù trong 3 năm phải chịu nỗi đau mất ba và mẹ nhưng Phan Quang Trường vẫn đạt nhiều thành tích và tốt nghiệp thủ khoa toàn khóa. Với Trường, đây là món quà ý nghĩa của lòng biết ơn dành cho ba mẹ và thầy cô

Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, Trường bị mất ba trong đợt dịch Covid-19. Cách đây 3 tháng, Trường tiếp tục chịu nỗi đau mất mẹ. Nhà chỉ có 2 chị em nhưng chị gái Trường đã đi lấy chồng.

"Sáng thức dậy hay tối đi làm, đi học về… em giờ chỉ còn một mình, vĩnh viễn không còn được thấy bóng dáng, tiếng nói cười của ba mẹ nữa", Trường chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên mà 2 hàng nước mắt tuôn dài.

Dù mang nỗi đau mất mát lớn như vậy nhưng Trường không gục ngã mà luôn dặn lòng phải bước tiếp, phải sống thật tốt và học thật giỏi vì Trường tin, dù "ở đâu" thì ba mẹ cũng vẫn luôn dõi theo và tự hào về con.

Thời gian qua, Trường vừa đi học, vừa tự bươn chải đi làm thêm đủ mọi công việc như giao trà sữa, trái cây, dạy kèm… để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vì thời gian không rộng dài như đa số bạn bè, sau giờ lên lớp, Trường đã nghĩ ra cách tự đọc rồi thu âm ghi âm lại các bài giảng của giảng viên. Trong lúc đi giao hàng, Trường tranh thủ mở lên nghe nhiều lần cho nhớ.

dfsd-4879.jpg
Phan Quang Trường nhận bằng tốt nghiệp từ PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM

Trong 4 năm, Trường đã có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Trong đó, đạt danh sinh viên 5 Tốt cấp thành phố năm 2023, sinh viên 5 Tốt cấp trường 3 năm liền, học bổng Sinh viên HUFLIT tài năng, Sinh viên HUFLIT nỗ lực, học bổng của Công ty Lazada, Panasonic.

Trường cũng có nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi học thuật như giải khuyến khích cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2023, giải ba cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn quốc 2023, giải nhì cuộc thi Hùng biện tiếng Anh – Star Awards 2023, giải nhất cuộc thi Tranh biện tiếng Anh – The Sailors 2023.

Đặc biệt, Trường cũng đã vinh dự trở thành một trong 15 đại biểu của Việt Nam tham dự Chương trình đối thoại Lãnh đạo trẻ Việt Nam – Singapore năm 2024 tổ chức vào hồi cuối tháng 8 vừa qua.

Cùng với thành tích tốt nghiệp loại xuất sắc, Trường đã được Trường ĐH Tin học-Ngoại ngữ TP.HCM giữ lại làm trợ giảng. "Kế hoạch 5 năm tới của em là học thạc sĩ trong nước, sau đó học tiến sĩ ở nước ngoài để trở thành giảng viên chính thức và cống hiến cho trường", chàng tân cử nhân chia sẻ.

Biết ơn và cho đi

Phan Quang Trường cho biết mình đã viết bài phát biểu này trong vòng một tuần với mong muốn chia sẻ và truyền cảm hứng cho các tân cử nhân.

hgh-5391.jpg
Trong bài phát biểu của Trường có cả nụ cười và nước mắt

Dưới đây là một phần của bài phát biểu:

Đứng trên sân khấu này, bốn năm đã trôi qua như chớp mắt. Đó là một hành trình đầy tiếng cười, nước mắt, chiến thắng và thử thách. Nhưng sau tất cả, có một bài học lớn luôn khắc sâu trong trái tim tôi: món quà của lòng biết ơn.

Mỗi người chỉ có một cuộc đời. Nước mắt thì chảy xuôi, chia cuộc đời thành hai phần. Cuộc đời thứ hai là cuộc đời của con cái, mà cha mẹ luôn gắn bó.

Mỗi lần chúng ta hỏi bố mẹ ước mơ của họ là gì, câu trả lời luôn là mong muốn chúng ta được hạnh phúc và làm những điều mình thấy hạnh phúc. Tôi vô cùng biết ơn những hy sinh của họ, và đây cũng là một động lực nội tại để thúc đẩy tôi tiến về phía trước mỗi ngày và vì họ đã truyền dạy cho tôi bài học lớn về lòng trắc ẩn khi tôi còn rất nhỏ.

Khi tôi tám tuổi, mẹ tôi đưa tôi đến một trại trẻ mồ côi địa phương để phân phát gạo, vở, bút chì và một số đồ chơi tự làm mà mẹ tôi và tôi đã thức khuya để làm. Điều này đã kiến tạo nên một vòng lặp về sự Cho đi. Đó là hành động tôi có thể giúp ích cho cộng đồng, nơi một số người có cuộc sống khó khăn và cơ cực và tiếng nói của họ không được nghe thấy, và họ cần những người có thể giúp đỡ để góp phần biến ước mơ của họ thành hiện thực.

Những con người này cho tôi ý chí kiên cường để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tình nguyện và xã hội, nơi mà tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ họ bằng tất cả những gì mình có và trong khả năng của bản thân, nơi tôi được lắng nghe và trò chuyện cùng họ để không ai phải cảm thấy lạc lõng ở phía sau.

Hãy luôn nhớ rằng thành công của chúng ta không chỉ là kết quả của nỗ lực cá nhân, mà còn là minh chứng cho tình yêu thương và sự ủng hộ của những người đã đồng hành cùng chúng ta. Ông bà, cha mẹ và người thân đã hy sinh vô số thời gian, trao tặng vô số lời động viên và vượt qua vô số khó khăn để giúp chúng ta đạt được mục tiêu. Hôm nay, hãy tưởng nhớ đến họ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất, bởi thời gian có thể trôi qua, nhưng sức mạnh của sự trân trọng chân thành sẽ tồn tại mãi mãi.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.