Sĩ tử đã sẵn sàng trước thềm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ còn hai ngày nữa, Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia sẽ diễn ra. Sau thời gian ôn luyện, các sỹ tử đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào kỳ thi quan trọng này.
Học sinh tập trung ôn trước các kỳ thi. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Học sinh tập trung ôn trước các kỳ thi. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 27-28/6. Các sĩ tử đã sẵn sàng cho giai đoạn chạy đua nước rút chuẩn bị cho bước ngoặt quan trọng của cuộc đời.

Thời gian này, Nguyễn Ngọc Phương Thúy (học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã hoàn thành việc ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Thúy cho hay các buổi tối em dành thời gian luyện các đề thi các môn mà em đã sưu tầm của những năm thi trước. Ở giai đoạn này, em không chọn cách tham gia các lớp học thêm bên ngoài hay thức đến đêm muộn để làm bài như giai đoạn trước mà chú trọng vào việc tự luyện đề để củng cố kiến thức và tăng tốc độ làm bài.

Bên cạnh đó, Thúy cho rằng càng cận ngày thi, càng cần giữ cho mình một sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái qua giờ giấc sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ.

“Thời gian yên tĩnh và khoan khoái vào buổi sáng sớm giúp em tập trung và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Em nghĩ cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi lúc này là giữ gìn sức khỏe và không để cơ thể bị kiệt sức,” Thúy chia sẻ.

Nguyện vọng của Thúy là thi đỗ vào trường Học viện ngoại ngữ. Tuy có đôi chút lo lắng, Thúy vẫn rất mong chờ đến kỳ thi này vì qua đó em có thể đánh giá được khả năng của bản thân qua 12 năm đèn sách.

Cũng giống như Phương Thúy, em Lê Đức Anh (học sinh trường Trung học phổ thông Tây Hồ) chọn cách tự ôn luyện tại nhà bằng việc giải đề và so đáp án để áng chừng điểm số của mình. Mặc dù đã ôn tập kỹ càng các kiến thức nhưng khi nhìn thấy các bạn xung quanh vẫn đang chăm chỉ mỗi ngày, tâm trạng lo lắng, hồi hộp là điều không thể tránh khỏi với Đức Anh.

Đức Anh tập trung chinh phục các câu hỏi vận dụng cao để nâng điểm số. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đức Anh tập trung chinh phục các câu hỏi vận dụng cao để nâng điểm số. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mục tiêu của Đức Anh là được đặt chân vào những trường đại học tốp đầu về kinh tế như: Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Bách Khoa…Do đó, trung bình mỗi môn em phải đạt từ 8 điểm trở lên. Để đạt được điểm số này, Đức Anh buộc phải học thêm phần vận dụng nâng cao để làm được câu khó.

Đối với môn Toán, em cố gắng không được mắc lỗi ở phần cơ bản để nắm chắc điểm 8. Môn Văn là môn Đức Anh tự tin nhất. Em đã tập viết phân tích văn học một cách nhuần nhuyễn và tập trung đọc những nhận định tiêu biểu về tác giả, tác phẩm và các chi tiết đặc biệt so sánh với các tác phẩm cùng thời để giành điểm nâng cao.

Với môn Tiếng Anh, bài thi có thể xuất hiện nhiều từ chuyên ngành mang tính khó. Do đó, Đức Anh cố gắng nạp thêm nhiều từ vựng mới nhất có thể.

Khác với các khối ngành chỉ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nguyện vọng của em Công Lê Tuấn Kiệt (học sinh trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm) vào trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội yêu cầu cả phần thi năng khiếu. Mong muốn của Kiệt là đỗ vào ngành Quay phim của trường.

Bên cạnh việc ôn thi các môn văn hóa như các bạn cùng lớp, Kiệt phải tham gia thêm lớp “Giới thiệu & Giải đáp thắc mắc tuyển sinh Điện ảnh - Truyền hình” do trường Đại học Sân khấu-Điện Ảnh Hà Nội tổ chức. Điểm trúng tuyển chuyên ngành Quay phim bao gồm cả điểm bài thi phân tích phim. Do đó, Kiệt phải xem nhiều phim, tập phân tích và tự mày mò đọc thêm sách chuyên ngành.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh cho mỗi chuyên ngành rất thấp. Điều này càng tăng thêm áp lực cho Kiệt. Để tăng khả năng trúng tuyển Đại học, Kiệt xét tuyển thêm phương thức học bạ vào các trường công lập khác.

Chính vì vậy, đây là khoảng “thời gian vàng” để các học sinh tăng cường củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm bài, vững vàng hành trang, chuẩn bị tốt cho cuộc “vượt vũ môn” quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.