(GLO)- Chưa đầy 1 tháng qua, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy lò sấy thuốc lá tại 2 xã Pờ Tó và Ia Trốk, thiêu hủy toàn bộ số thuốc lá đang sấy, gây thiệt hại nặng nề.
(GLO)- Trước bài toán nan giải về nguyên liệu sấy thuốc lá, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chuyển sang sử dụng lò sấy bán điện. Mô hình này không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí thuê nhân công mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm.
(GLO)- Thuốc lá là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai. Vì vậy, dù việc sấy thuốc lá gây ra nhiều tác hại cho môi trường, sức khỏe người dân, nhưng diện tích cây trồng này tại vùng Đông Nam tỉnh vẫn duy trì và phát triển ổn định.
(GLO)- Bà con nông dân khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đang vào vụ thu hoạch thuốc lá. Nhờ thời tiết thuận lợi nên cây thuốc lá cho năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, nguồn chất đốt để sấy thuốc lá vẫn đang là bài toán nan giải.
(GLO)- Năm 2020, huyện Ia Pa (Gia Lai) đã gieo trồng khoảng 700 ha cây thuốc lá. Để sấy khô thuốc lá trước khi bán, nông dân đã xây dựng 218 lò sấy tập trung ở 8 xã: Ia Trok, Ia Broăi, Pờ Tó, Chư Răng, Ia Tul, Ia Ma Rơn, Ia Kdăm và Kim Tân.
(GLO)- Sáng ngày 30-11, UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị cam kết không sử dụng củi rừng tự nhiên để sấy thuốc lá. Phó chủ tịch UBND huyện Ia Pa-ông Huỳnh Vĩnh Hương chủ trì hội nghị.
(GLO)- Theo thống kê, khu vực Đông Nam tỉnh có hàng ngàn héc ta trồng cây thuốc lá, tập trung chủ yếu ở các huyện: Krông Pa, Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Cùng với các loại cây trồng khác, cây thuốc lá đã giúp nông dân nơi đây có nguồn thu nhập đáng kể. Nhiều hộ còn vươn lên làm giàu từ việc canh tác cây thuốc lá. Tuy nhiên, việc hình thành vùng chuyên canh loại cây trồng này đã tạo ra không ít hệ lụy, đáng chú ý là việc sử dụng gỗ, củi rừng tự nhiên để sấy thuốc lá.