Rừng giao khoán bảo vệ tại Lâm Đồng tiếp tục … "bay hơi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiệm thu diện tích rừng giao khoán bảo vệ trên địa bàn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) trong 6 tháng đầu năm 2019, có gần 120ha đã phải đưa ra khỏi diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), trong đó một tỉ lệ lớn giảm do nguyên nhân phá rừng.
 
 Nhiều diện tích rừng trên thực tế hiện trường là nương rẫy.
Hiện trạng diện tích giảm, có gần 24ha đang canh tác nông nghiệp (chủ yếu cà phê), trồng trong các năm 2018, 2019; gần 30ha khác không còn rừng, là đất trống hoặc biến thành cây bụi, không đủ tiêu chí thành rừng; 9,3ha rừng còn lại được xác định đã bị phá.
Huyện Lâm Hà có gần 18.500ha rừng, trong đó Ban quản lý RPH Lâm Hà quản lý hơn 17.300ha. Phần lớn diện tích rừng đã được giao khoán bảo vệ cho gần 800 hộ, chủ yếu tại 5 xã Phi Tô, Phúc Thọ, Tân Thanh, Phú Sơn và Đông Thanh.
Hiện huyện Lâm Hà đang có kế hoạch giải tỏa gần 25ha đất đang canh tác nông nghiệp để trồng lại rừng.
Khánh Hà (BVPL)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.