Rùa hai đầu chào đời ở Malaysia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con đồi mồi dứa hai đầu cực hiếm được phát hiện trên hòn đảo Mabul chỉ sống sót được vài ngày sau khi nở.

 

Đồi mồi dứa hai đầu ở Malaysia. Ảnh: AFP.
Đồi mồi dứa hai đầu ở Malaysia. Ảnh: AFP.



Các nhà sinh vật học biển Malaysia hôm 15/7 đã tìm thấy con rùa hai đầu hiếm gặp cùng với 90 con non mới nở khác, trên hòn đảo nhỏ Mabul ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam Sabah. Tuy nhiên, con vật chỉ sống sót được vài ngày sau đó, theo Sen Nathan, bác sĩ thú y từ Cục Động vật hoang dã Sabah.

"Chúng tôi đã thả khoảng 13.000 rùa con từ các trại nhân giống nhưng chưa bao giờ thấy một cá thể hai đầu như vậy", Mohamad Khairuddin Riman từ nhóm giám sát tổ rùa biển SJ SEAS nhấn mạnh.

Mặc dù hiếm, nhưng đây không phải lần đầu tiên một con rùa hai đầu được tìm thấy ở Malaysia. Năm 2014, một trường hợp tương tự cũng được phát hiện trên hòn đảo phía đông nước này. Con vật này đã sống sót được trong ba tháng. Tuy nhiên, hầu hết các cá thể rùa hai đầu thường khó tồn tại lâu trong tự nhiên do gặp khó khăn trong việc di chuyển và kiếm ăn.

Đồi mồi dứa là một trong những loài rùa biển lớn nhất thế giới, sinh sống chủ yếu tại các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Con trưởng thành có thể phát triển tới chiều dài 1,5 m và nặng 68 - 190 kg. Chúng hiện là nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

 

Đoàn Dương (Theo AFP/VNE)
 

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null