Nuôi trâu trắng ở Măng Bút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở xã Măng Bút (huyện Kon Plông) bà con vẫn giữ thói quen nuôi trâu trắng. Với người dân nơi đây, trâu trắng là của quý, linh vật mang đến may mắn cho gia đình.

“Sự tích” về con trâu trắng đầu tiên tại làng

Chúng tôi về thăm xã Măng Bút trong ngày cuối năm tiết trời se lạnh. Đã quá nửa buổi sáng nhưng sương mù vẫn bao phủ khắp nơi.

Đứng bờ đê, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi thấy thấp thoáng hình bóng của những con trâu trắng nổi bật giữa đàn trâu. Những con trâu trắng có vẻ hoạt bát, luôn dẫn đầu đàn tiến về phía trước theo sự chỉ dẫn của chủ.

Vốn tò mò câu chuyện về những con trâu trắng ở nơi đây mà đã có lần nghe loáng thoáng nên dịp này tôi quyết tìm hiểu “ngọn nguồn câu chuyện”.

Tôi được anh A Quỳnh - Cán bộ Hội Nông dân xã dẫn đến gặp già làng A Đinh (63 tuổi, thôn Măng Bút).

Đàn trâu của già A Đinh hiện có 10 con, trong đó có 1 con trâu trắng.


 

Con trâu trắng hiền lành, dễ nuôi và thân thiện với người lạ
Con trâu trắng hiền lành, dễ nuôi và thân thiện với người lạ


Già A Đinh kể, ngày xưa những ngôi làng tại xã nằm cách xa nhau, ngăn cách bởi núi đồi, sông suối hiểm trở. Đàn trâu của cả xã khi ấy lên đến cả nghìn con nhưng thả rải rác trong rừng, không được nuôi nhốt. Một ngày nọ, dịch bùng phát, trâu trong làng chết hàng loạt, chủ yếu là những con trâu đực khỏe mạnh.

Sau thời gian dài, người dân trong làng phải dùng đến những con trâu cái để đi cày cấy. Chất lượng sinh sản đàn trâu cũng chậm lại vì số lượng trâu đực ít đi, cuộc sống của người dân cũng ảnh hưởng đáng kể vì không có sức trâu trong công việc đồng áng. Đến một ngày nọ, mọi người đều ngạc nhiên khi nghe tin đồn trâu của một hộ dân trong làng sinh ra được con nghé đực màu trắng bạc từ màu da, sắc lông cho đến móng chân nhìn từ xa lại lấp lánh như bạc, cả làng kéo nhau tới xem và ai nấy đều ngỡ ngàng.

Ngay ngày hôm sau, các già làng tập hợp lại và làm lễ đón trâu, xem như là một sự ban ơn của Giàng cho dân làng. Từ đó, dân làng xem con nghé trắng này là linh vật mang đến may mắn cho dân làng và ra sức chăm nuôi. Không phụ công của dân làng, nghé con lớn nhanh chóng, trở thành con trâu trắng lực lưỡng, khỏe mạnh. Mọi người thi nhau mang trâu cái của nhà mình qua để phối giống, chẳng mấy chốc số lượng trâu trắng trong thôn tăng lên nhanh chóng, có lúc lên đến vài trăm con.

Trâu trắng mang đến điều may mắn

“Theo một số nơi khác, người ta cho rằng nuôi trâu trắng sẽ xui xẻo nhưng với bà con nơi đây, trâu trắng là giống trâu quý, mang đến tiền tài, sức khỏe, dùng để cúng tế thần linh. Khác với trâu đen, những con trâu trắng ngoan và dễ bảo hơn, lại siêng cày bừa và ăn rất khỏe” – già A Đinh chia sẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, máy móc công nghệ hiện đại dần thay thế vai trò của con trâu trong nông nghiệp nên đàn trâu từng gắn bó với bà con trên các cánh đồng cũng thưa dần, con trâu trắng vì thế cũng dần trở nên hiếm hoi.

Bên cạnh đó, nhiều thương lái tới làng ngỏ ý mua trâu trắng và người dân thấy cái lợi trước mắt đều bán gần hết.

Nhờ được tuyên truyền vận động, những năm gần đây bà con nơi đây đã ý thức hơn vai trò và giá trị của con trâu đối với đời sống sản xuất nên đã chăn nuôi trở lại.

 

Con trâu trắng chỉ chiếm số ít trong đàn nhưng luôn dẫn đầu về năng suất làm việc
Con trâu trắng chỉ chiếm số ít trong đàn nhưng luôn dẫn đầu về năng suất làm việc


Theo sự dẫn đường của anh A Quỳnh, chúng tôi tiếp tục đi ra phía cánh đồng để xem những con trâu trắng của người dân. Men theo bờ đê, chúng tôi bất ngờ gặp được đàn trâu của chị Y Chăng (32 tuổi, thôn Măng Bút). Trong đàn có 2 con trâu trắng nổi bật với bộ lông trắng và da màu hồng trông thật đẹp mắt đang dẫn đầu đàn trâu hơn chục con, vừa gặm cỏ vừa tiến theo bờ đê để trở về nhà.

Chị Y Chăng khoe rằng: “Ai cũng bảo trâu trắng xui xẻo, yếu ớt nhưng 2 con trâu trắng nhà tôi hiền lành và nghe theo sự điều khiển của người chăn dắt hơn những con trâu đen còn lại. Chúng ăn khỏe và làm việc hiệu suất hơn đám trâu đen”.

Theo sau đàn trâu của chị Y Chăng là đàn trâu của chị Y Hết (thôn Măng Bút) cũng đang trở về nhà. Dẫn đầu đàn vẫn là 2 con trâu trắng nổi bật so với 3 con trâu đen còn lại.

Chị Y Hết kể rằng, khi vừa lập gia đình, chị nghe làng trên có trâu trắng vừa mới đẻ. Nghe người già khuyên rằng mua trâu trắng sẽ gặp nhiều may mắn nên chị lấy số tiền dành dụm được 8 triệu đồng để mua 1 con nghé con. Thấy chú nghé con hiền lành, dễ thương, hai vợ chồng chị ra sức chăm nom và chú nghé lớn rất nhanh, trở thành con trâu trắng vạm vỡ, nhanh nhẹn. Không lâu sau, con trâu trắng này đẻ ra một chú nghé trắng khỏe mạnh khác. Giờ đây, 2 con trâu trắng trong đàn nhà chị luôn làm khỏe và dẫn đầu về hiệu suất so với những con khác.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân- Chủ tịch UBND xã Măng Bút cho biết: Toàn xã hiện có 554 hộ chăn nuôi trâu với trên 1.800 con, trong đó có khoảng 20 con trâu trắng. Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, người dân trên địa bàn đã biết thay đổi nhận thức, nếp nghĩ cách làm, tránh xa tệ nạn, tập trung phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, người dân đã biết đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, chọn nuôi những vật nuôi có giá trị kinh tế cao, trong đó có con trâu. Sắp tới, xã còn triển khai hỗ trợ mô hình nuôi trâu sinh sản cho 20 hộ tham gia để nhằm hỗ trợ bà con về kỹ thuật, tư duy nuôi trâu, từ đó nhân rộng mô hình trên toàn xã để giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao đời sống từ mô hình này.

https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/nuoi-trau-trang-o-mang-but-22424.html
 

Theo Hoàng Thanh (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.