Chuyện về mùa chim yến sinh sôi-Kỳ 3: Đời yến hóa... phong lưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Doanh thu từ thị trường tổ yến thế giới vào khoảng 6 tỷ USD, trong đó khu vực tiêu thụ tổ yến lớn nhất là Hồng Kông (Trung Quốc). Tuy nhiên do giá trị cao của yến sào đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, phá hủy ngành công nghiệp khai thác yến sào ở một số nước như Ấn Độ và Sri Lanka.
Làm sạch tổ yến tại Công ty Yến sào Xứ Thanh.
Làm sạch tổ yến tại Công ty Yến sào Xứ Thanh.
Mỏ “vàng trắng” không vô hạn
Một số nước khác, ngành công nghiệp khai thác yến sào và quần thể chim yến bị suy thoái mạnh như Malaysia, Myanmar và Thái-lan. 
Tại Việt Nam, chim yến tổ trắng tập trung nhiều nhất tại các hang đảo vùng biển các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và một số khu vực ven biển phía nam. 
Hiện nay, yến có thể nuôi được ở 50 tỉnh, thành phố của nước ta. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang, các tỉnh biên giới từ Kon Tum đến Đồng Tháp. Yến nuôi trong nhà đang chiếm hơn 60% sản lượng yến toàn quốc. Anh Đặng Xuân Hùng (tổ dân phố 1, phường Ngô Mây, TP Kon Tum) nói vui: “Nghề nuôi yến không phải lựa chọn con giống, không lo lắng về nguồn thức ăn”. Với anh Mai Lương Tâm, nuôi yến ở Nga Sơn, Thanh Hóa, cho biết: “Tổ yến bảo đảm không sáng quá, mưa không ồn, mùa hè không nóng, mùa đông không lạnh. Mùa đông, lạnh, chim không ra khỏi tổ, cần tạo thức ăn cho chim ngay trong nhà nuôi”.
Vì vậy, vấn đề phát triển nguồn lợi yến sào ở Việt Nam đang là mối quan tâm rất lớn của các địa phương có chim yến hiện nay. Địa phương dẫn đầu về nguồn lợi tổ yến đảo Việt Nam là tỉnh Khánh Hòa, do Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý và khai thác tổ. Nhờ sớm triển khai các nghiên cứu khoa học về chim yến, áp dụng các cải tiến kỹ thuật như làm mái che, đập chắn sóng, di đàn đến những hang mới…, mà từ 40 hang yến đảo năm 1995 cho sản lượng khoảng một tấn tổ yến/năm, đến nay đã có 169 hang yến đảo với sản lượng khoảng 5,5 tấn tổ yến/năm.
Tại các địa phương có chim yến đảo, công tác bảo tồn, phát triển quần thể chưa được chú trọng nên sản lượng tổ yến thu được không ổn định như tại Cù Lao Chàm (CLC, tỉnh Quảng Nam) hay Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 
Ở một số địa phương sản lượng tổ yến đã giảm mạnh như tỉnh Bình Định và Phú Yên. Thậm chí có địa phương chim yến tổ trắng đã bỏ đi khỏi các hang đảo như ở tỉnh Quảng Bình.
Nghề nuôi yến giống như nghề nuôi ong, cứ nhân tổ ra là có mật để bán. Nhưng mật ong không có giá trị cao, người nuôi cũng không giấu giếm nghề. Ngược lại, nuôi yến giống như một chuyện bí mật “cất nghề”, để ăn đủ. Về chuyện này, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết: “Các nghiên cứu khoa học về chim yến và yến sào trên thế giới chưa nhiều. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các quần thể chim yến tổ trắng còn rất ít, chỉ có một số nghiên cứu của Nguyễn Quang Phách tập trung trên quần thể chim yến ở một số đảo tỉnh Khánh Hòa”.
Tại quần đảo CLC có sự phân bố của quần thể chim yến tổ trắng từ rất lâu đời với số lượng hàng trăm nghìn cá thể, cho sản lượng khoảng một tấn tổ yến/năm, đứng thứ hai toàn quốc về sản lượng tổ yến khai thác ở đảo, chỉ sau tỉnh Khánh Hòa. 
Nhưng lâu nay, người tiêu dùng trong nước vẫn không biết đến yến sào CLC. Đây là một thương hiệu nhưng không được quan tâm công tác truyền thông hay do nguyên nhân khác?
Và cách khai thác yến sào ở đảo CLC đã và đang diễn ra như thế nào? Kỹ sư Huỳnh Ty cho hay: “Nguồn lợi tổ yến tại CLC từ xưa đến nay được khai thác chủ yếu bằng kinh nghiệm của người dân địa phương truyền lại từ nhiều đời. Chưa có nhiều cải tiến kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ đàn chim và khai thác tổ”. 
“Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, sản lượng và chất lượng tổ yến tại CLC liên tục bị suy giảm, kích thước và khối lượng tổ yến ngày càng giảm, hiện tượng rơi tổ và rơi chim non khỏi tổ trong mùa sinh sản ngày càng nhiều. Đây chính là vấn đề thực tiễn đáng lo ngại”, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết thêm.
Và khi chim yến có... nhà, sẵn sàng rời hang, bỏ đảo
Năm 2016, do rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều hộ dân nuôi yến sào ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) than rằng, yến chết hàng loạt. Đó là sự trả giá cho cái cách “thấy người ăn khoai, ta cũng vác mai đi đào”. Được biết, khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, chim yến không bay ra khỏi tổ và chết.
Năm 2014, sau một thời gian đi làm thuê ở miền nam về, anh Nguyễn Văn Tú, ở thôn Tây Hòa, xã Nghi Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) nhìn thấy đàn yến bay tìm ăn trên đồng quê của mình. Ý tưởng xây một cái nhà nuôi yến chứ không xây nhà ở. Anh Tú cho biết: “Nhà nuôi yến có tường bê-tông dày, nhiệt độ trong phòng từ 23 - 27oC, độ ẩm từ 85 - 90%. Tất cả đều được điều khiển bằng máy. Trong mỗi nhà yến phải lắp đặt thiết bị phát ra tiếng chim yến từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Ngoài ra, còn phải mua chất xịt loãng có mùi yến... giữ đàn chim yến”. Sơ qua một quy trình như vậy, nuôi được yến thì phải hiểu được yến để khắc chế nhiệt độ cho loài chim. 
Trở lại với vấn đề yến trên đảo CLC, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết: “Bình thường chim yến thường đi kiếm ăn rất xa, có khi bay đến hơn 100 km để tìm nguồn thức ăn. Khu vực kiếm ăn của chim yến tập trung chủ yếu đồng cỏ, ruộng lúa, đồi thấp ở khu đất liền dọc từ Quảng Nam đến đèo Hải Vân. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những năm gần đây đã thu hẹp khu vực kiếm mồi của chim yến. Hành trình kiếm ăn của đàn yến mỗi ngày phải bay đi xa hơn và về tổ muộn hơn”.
“Hiện nay, trong khu vực đất liền Quảng Nam - Đà Nẵng mọc lên rất nhiều những nhà nuôi yến nhằm dẫn dụ chim yến vào sinh sống và làm tổ. Ngoài những lo ngại về bảo tồn vốn gen, thì sự cạnh tranh thức ăn đối với yến đảo cũng là vấn đề cần chú tâm. Sự phát triển ngày càng mạnh của đàn yến nhà gây thêm áp lực cạnh tranh nguồn thức ăn côn trùng tự nhiên ở các khu vực kiếm ăn đối với yến đảo, đặc biệt trong mùa xây tổ”, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết.
Chim yến sống ở các hang động ngoài đảo hoặc trong các vách đá ven đất liền, khi có đơn vị - doanh nghiệp được cấp quyền khai thác thì những nơi này trở thành một lãnh địa riêng, dân không được tới, khách du lịch không được vãng lai nếu không được phép. Có thu nhập từ yến cũng là làm mất thu nhập của ngành nghề khác như du lịch.
Trong thực tế, nhiều năm gần đây, nghề nuôi chim yến trong nhà vẫn có sức sống khó cưỡng về độ phủ sóng cũng như tính ổn định, chủ động của thị trường. Thực tế, khảo sát những nhà nuôi chim yến, họ rất trân trọng nguồn thu là tổ yến sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của cái tổ là đựng trứng, “nôi con” cho chim non.
Xung đột lợi nhuận giữa khai thác yến đảo và nuôi yến nhà đang có những âm ỉ.  
Với một người tiêu dùng và quan sát nông thôn tôi nhận ra điều này.
Những năm trước, sản phẩm như cua, lươn, ốc, ếch, tôm, tép... đều tìm kiếm trên cánh đồng, bờ sông, dòng suối. Nhưng để chủ động cho một thị trường lớn, sản phẩm có tính ổn định và đạt được định kỳ thu hoạch cung cấp cho thị trường. Người ta đã nuôi và thành công. 
Yến nuôi cũng là một sản phẩm như vậy, vẫn là từ con chim yến tạo ra chứ không phải con người tạo thành tổ yến. 
Và mong sao, bên khai thác yến đảo và những cá nhân, tổ chức nuôi yến có sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để “đến hẹn lại lên”, mỗi mùa chim yến sinh sôi sẽ vui hơn với nhiều cánh chim chao liệng, hứa hẹn những vụ mùa “vàng trắng” bội thu. Khi ấy, tất cả họ đều cùng thắng.
Theo Ninh Nguyễn-Uyên Nguyên (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.