Chiêu trò 'xử lý' đất, bùn thải công trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một đoàn xe ben liên tục vào công trình xây dựng khu phức hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng - căn hộ chở bùn, đất thải đi xử lý nhưng thực tế tập kết trái phép, rửa lấy cát gây ô nhiễm môi trường.
Xe ben lấy đất, bùn thải từ trong công trình trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) ẢNH: MÃ PHONG - TRẦN TIẾN
Xe ben lấy đất, bùn thải từ trong công trình trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) ẢNH: MÃ PHONG - TRẦN TIẾN

Hàng đêm, nhiều xe ben ồ ạt đổ về một công trình lớn nằm ở trung tâm Q.1 (TP.HCM), chở bùn, đất thải tập kết trái phép tại các điểm ở Q.2 và Q.Thủ Đức, để rửa lấy cát, xả thẳng nước thải ra kênh, rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Đầu tháng 10.2020, người dân phản ánh qua đường dây nóng Báo Thanh Niên về vụ việc một đoàn xe ben liên tục vào công trình xây dựng khu phức hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng - căn hộ (số 230 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, với diện tích hàng ngàn mét vuông), chở bùn, đất thải đi xử lý nhưng thực tế tập kết trái phép, rửa lấy cát gây ô nhiễm môi trường.
Tấp nập “ăn hàng” trong công trình
Qua ghi nhận thực tế, công trình này đang thi công phần móng, tầng hầm; bảo vệ chốt chặn tại cổng kiểm soát nghiêm ngặt phương tiện vận chuyển bùn, đất thải ra vào. Hàng đêm, bên trong công trình, bùn, đất thải ra từ máy khoan cọc nhồi hoạt động được đổ vào bồn chứa. Khi bồn chứa đầy, công nhân sẽ hướng dẫn xe ben di chuyển vào vị trí và xếp hàng chờ xe múc lấy đất, bùn đổ đầy thùng xe.
Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình khoan cọc nhồi, đào móng để thực hiện làm móng tại công trình xây dựng nhà cao tầng, chung cư phát sinh loại đất, bùn (tên gọi Bentonite). Bentonite có nhiều tạp chất (đất, bùn, cát, hóa chất), độ nhớt rất cao, cần phải được vận chuyển về điểm tập kết theo quy định và dùng công nghệ xử lý tránh gây ô nhiễm môi trường. Tại TP.HCM, những năm qua, nhiều công trình nhà cao tầng mọc lên, kéo theo hàng triệu mét khối Bentonite phát sinh.
Khoảng 22 giờ ngày 6.10, xe ben ồ ạt đổ về công trình trên, chờ lấy đất, bùn thải. Hầu hết xe này đều không che chắn bạt mà chỉ dùng bạt lót dưới đáy thùng xe ben để ngăn bùn rơi vãi xuống đường. Trong đêm PV ghi được nhiều biển số xe ben (60C-457.xx, 51D-499.xx, 51D-041.xx, 81C-149.xx, 50LD-132.xx, 51C-664.xx, 50LD-132.xx...) lấy bùn, đất từ công trình này, chở đi đổ trộm tại các điểm tập kết ở Q.2, Q.Thủ Đức…
Trước đó, khuya 5.10, PV Thanh Niên cũng ghi nhận nhiều xe ben với những biển số trên nhận bùn thải từ công trình nói trên lấy đất, bùn thải và tỏa đi nhiều hướng.
Bí ẩn nơi đổ trộm bùn, đất thải
Đêm 6.10, chúng tôi bám theo một xe ben (35C-079.xx) nhận đất, bùn thải từ công trình nói trên, chạy ra đường Nguyễn Trãi - Trần Đình Xu - Võ Văn Kiệt, nhưng không có bạt che chắn. Xe lưu thông về hướng đường hầm vượt sông Sài Gòn, ra đường Mai Chí Thọ (Q.2) - cầu Rạch Chiếc, hướng về Q.9. Tại ngã tư MK (trên xa lộ Hà Nội), xe ben rẽ trái lưu thông trên đường song hành xa lộ Hà Nội, rồi chạy vào bãi đất dưới chân cầu Rạch Chiếc (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) đổ.
Khi PV Thanh Niên chạy xe máy bám theo xe ben vào bãi đổ thì bị bảo vệ tại đây chặn lại và yêu cầu ra khỏi khu vực nội bộ. “Đây là khu vực nội bộ, cấm người lạ ra vào đề nghị anh đi ra để tránh bị mất cắp hoặc gặp phải nguy hiểm”, bảo vệ yêu cầu PV. Ghi nhận từ khuya 6.10 đến rạng sáng 7.10, có hơn 10 lượt xe ben chở đất, bùn thải từ công trình trên đường Nguyễn Trãi về khu vực trên đổ. Ngoài ra, có 2 chiếc xe ben mang biển số 29… nhận đất, bùn thải từ công trình trên đường Nguyễn Trãi (Q.1), chở về điểm tập kết nằm gần ngã ba Cát Lái (KP.3, P.An Phú, Q.2) đổ.
Khoảng 22 giờ 10 ngày 5.10, chúng tôi cũng bám theo chiếc xe ben (51D-157.xx) nhận đất, bùn thải từ công trình xe chạy ra đường Nguyễn Trãi, về hướng đường Nguyễn Văn Tạo (H.Nhà Bè), vào bãi vật liệu xây dựng trên đường số 1 (thuộc xã Long Thới, H.Nhà Bè) đổ, rồi chạy ngược lại lên trung tâm Q.1 để tiếp nhận đất, bùn thải từ công trình trên.
Bãi vật liệu xây dựng nằm trên khu đất được rào chắn xung quanh bằng tôn. Tại đây có một xe múc và nhiều máy móc. Đặc biệt có 1 bảo vệ cảnh giác những người lạ tới gần. Từ 22 giờ ngày 5.10 đến 1 giờ ngày 6.10 có hơn 10 lượt xe ben chở đất thải từ công trình đường Nguyễn Trãi (Q.1) về tập kết tại bãi này.

Xe ben chở đất, bùn thải không che chắn lưu thông trên đường
Xe ben chở đất, bùn thải không che chắn lưu thông trên đường
Phối hợp với công an bắt quả tang
Sau thời gian điều tra, ngày 21.10, PV Thanh Niên cung cấp thông tin, tài liệu hình ảnh xe ben chở đất, bùn thải từ công trình trên đường Nguyễn Trãi (Q.1) đổ thải trái phép cho Phòng Cảnh sát môi trường (PC05) Công an TP.HCM cùng phối hợp xử lý.
Khuya 2.11, Đội 3 (PC05) đã theo dõi và bắt quả tang 2 xe ben (51D-658.17 và 51D-380.64) chở bùn đất thải từ công trình xây dựng (số 230 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) về đổ tại bãi vật liệu xây dựng của Công ty Trần Thịnh Phát (số 79C Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Bình, Q.9).
Theo PC05, bùn, đất thải tại các công trình phải được đổ đúng nơi quy định, có quy trình xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc vận chuyển bùn, đất thải công trình về các điểm tập kết không được cấp phép, sau đó rửa lấy cát xây dựng là hoàn toàn sai, cần ngăn chặn và xử lý.
“Việc mua bán, vận chuyển bùn, đất thải công trình đem đi đổ tại bãi ở các quận: 2, 9, Thủ Đức và H.Nhà Bè là hoàn toàn sai quy định. Nhiều bãi tiếp nhận các loại bùn, thải này nhưng cùng một đường dây điều hành, phân phối”, một cán bộ của PC05 nhận định.
Ở một diễn biến khác, đối với 2 điểm tập kết ở KP.3, P.An Phú (Q.2) và bãi đất dưới chân cầu Rạch Chiếc (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) mà PV Thanh Niên ghi nhận xe ben chở bùn, đất thải từ công trình trên đường Nguyễn Trãi (Q.1), đều hoạt động trái phép. Ngày 10.11, đại diện UBND P.An Phú (Q.2) khẳng định khu vực bãi tiếp nhận bùn, đất thải gần ngã ba Cát Lái (KP.3, P.An Phú) mà báo phản ánh là không có giấy phép, chức năng tiếp nhận xử lý bùn, đất thải.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực này có bãi tập kết máy sàng lọc cát, tập kết xe cơ giới nhưng lúc kiểm tra ông L.M.T (người thuê đất chứa đất, bùn thải) không xuất trình được giấy phép kinh doanh cũng như các giấy tờ liên quan. Tổ kiểm tra yêu cầu ông T. dừng ngay hoạt động sàng lọc cát, dọn dẹp mặt bằng để bảo đảm vệ sinh môi trường. Nếu ông T. không chịu khắc phục và tiếp tục hoạt động sàng lọc cát gây ảnh hưởng đến người dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tương tự, UBND P.Trường Thọ (Q.Thủ Đức) cũng xác nhận bãi tiếp nhận bùn, đất thải ở bãi đất dưới chân cầu Rạch Chiếc trên địa bàn phường là hoạt động trái phép. Phường sẽ cho kiểm tra, xử lý…
(còn tiếp)
Theo Mã Phong-Trần Tiến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.