Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Lò lu Đại Hưng” có lịch sử trên 150 năm, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống.
 

Lò gốm cổ Đại Hưng, hay thường được người dân quen gọi là Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên “Lò lu” xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa. Lò lu Đại Hưng hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống. Đây cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2.
 

Lò lu Đại Hưng có lịch sử trên 150 năm; với người chủ sáng lập đầu tiên là một người Hoa gốc Quảng Đông, Trung Quốc, trong cộng đồng di cư đến vùng đất này vào khoảng thế kỷ 17-18. Lò lu Đại Hưng đã trải qua nhiều thăng trầm, với nhiều đời chủ. Có những quãng thời gian khó khăn, Lò lu Đại Hưng tưởng như phải đóng cửa ngừng sản xuất. Cơ sở cũng đã từng suýt bị giải thể vì bị cho rằng gây ô nhiễm môi trường; nhưng may mắn đã được giữ lại với quan điểm bảo tồn nghề truyền thống.
 

Sản phẩm của Đại Hưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông - ngư nghiệp, không sản xuất hàng gốm mỹ nghệ. Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại, tiêu thụ nhiều ở các tỉnh miền Tây và cả Campuchia, Thái Lan, vận chuyển theo đường giao thông thuỷ.

Trong ảnh là ông Hồ Văn Lớn, 75 tuổi, đang gia công một chiếc khạp. Ông theo nghề gốm từ năm 21 tuổi và đã có 15 năm gắn bó với Lò lu Đại Hưng. Đất sét được cắt thành miếng, cán mỏng làm thành khạp và đưa vào khuôn tròn đặt ngược.

 

Phần miệng trên của khạp được tiếp tục bổ sung bằng một rẻo đất khác.
 

Cả hệ khuôn được lật ngược lại, xén và làm mịn phần miệng trên. Sau đó khuôn được nhấc ra. Đây chỉ là nửa trên của chiếc khạp, nửa dưới có đáy được làm độc lập tương tự.
 

Nửa trên và nửa dưới được phơi trong một thời gian ngắn, khi đủ cứng sẽ ghép lại với nhau.
 

Xưởng còn chuyên làm ống thoát nước, sản phẩm này cũng có thể sử dụng làm ống khói. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (ảnh), đã có 15 năm trong nghề. Đất được đưa vào hai nửa khuôn và ghép lại với nhau. Sau đó miết vết ghép nối. Độ dài đoạn ống được tính đủ cho tay thò vào thao tác ở hai đầu ống.
 

Một người thợ khác đang làm đoạn nối vuông góc của ống (được gọi là “cút”).
 

Công đoạn tráng men cũng được làm thủ công với từng sản phẩm một.
 

Các sản phẩm được phơi khô, kiểm tra và xếp vào lò nung. Lò nung Đại Hưng là kiểu lò bao, với hình cuốn như vỏ sỏ úp nối nhau từ thấp đến cao. Có tổng cộng 15 lò, căn đầu tiên là nơi mồi lửa, nhiên liệu đốt là củi. Hai bên lò có cửa để đưa sản phẩm vào. Sau khi xếp sản phẩm vào lò, các cửa lò sẽ được xây trám, bịt kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ - gọi là mắt lò, để tiếp củi vào và quan sát lửa. Lò được đốt ở 1200 độ C, thời gian 4-6 tiếng. Những thợ lò cho biết, mỗi mẻ sản phẩm sau nung đạt khoảng 90%.
 

Ông Bùi Văn Giang (Tám Giang), chủ lò đang kiểm tra thợ gia công sản phẩm. Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, và những thay đổi của đời sống, xã hội, Lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống như xưa, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất); trong khi các cơ sở gốm khác ở Bình Dương đã thay đổi, cơ giới hoá nhiều. Đây là quan điểm bảo tồn của ông chủ Tám Giang cũng như Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương.
 

Những sản phẩm ở đây vẫn được làm theo cách thức cổ truyền xưa với hình dáng, chất liệu, màu sắc sản phẩm giống như hơn một trăm năm trước.

Hà Thành/VNE

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.