Ngày đầu trong quân ngũ - Kỳ cuối: Tôi thích đi bộ đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào quân ngũ, cùng với sự trưởng thành từng ngày, mỗi tân binh dần ý thức được sự thiêng liêng cũng như nhiệm vụ của bản thân khi khoác lên mình màu áo xanh bộ đội.


Nhiều tân binh mong muốn sau hai năm quân ngũ sẽ tiếp tục được cống hiến lâu dài và trở thành người quân nhân giỏi.

Con gái nối nghiệp cha

Hỏi vào quân ngũ có vất vả không? Tất cả tân binh đều gật đầu. Nhưng nếu được chọn lựa lại? Các bạn trẻ nói vẫn chọn quân ngũ.

 

Giờ tập thể lực của tân binh.
Giờ tập thể lực của tân binh.

Với nhiều người, mong ước trở thành bộ đội đã có từ ngày còn bé, như nữ tân binh Trần Huỳnh Lệ Huyền (24 tuổi, quê Kiên Giang) có cha là bộ đội.

“Từ nhỏ mình đã thích bộ quân phục của cha. Nhiều lần mình lấy áo quân phục của cha để mặc. Lúc đó mới học lớp 6 nên mình lọt thỏm trong chiếc áo rộng rinh quá gối. Cha nhìn cười quá trời, bảo ráng học giỏi rồi theo cha làm bộ đội”- Huyền kể.

Ước mơ vậy nhưng đợt thi ĐH thì các trường quân đội không tuyển nữ, cô gái này chọn Trường ĐH Kinh tế - luật (TP. HCM).

Với chiều cao 1,7m, gương mặt xinh xắn (Huyền lọt top 40 Hoa hậu Việt Nam năm 2014, top 25 Người đẹp Việt Nam năm 2016), tốt nghiệp ĐH với tấm bằng giỏi, đang học lên cao học song Lệ Huyền đã tạm gác lại tất cả để vào quân ngũ.

“Nghe tin năm nay có tuyển nữ tham gia nghĩa vụ quân sự, mình liền nộp đơn xin được đi. Mình thích làm bộ đội lắm. Nhà chỉ có hai chị em gái nên mình nối nghiệp cha luôn”- Lệ Huyền cho biết.

Cô tân binh có chiếc răng khểnh rất duyên Lê Huyền Anh Thư (22 tuổi, TP.HCM) cũng yêu màu áo xanh từ nhỏ khi có cha là bộ đội.

Ngay từ nhỏ Thư đã vào chỗ làm của mẹ (mẹ làm ở căngtin của một đơn vị quân đội) nên môi trường quân đội đã thân quen với Thư.

Học ngành y, ra trường đi làm với công việc ổn định nhưng cơ hội trở thành “cô bộ đội” đến, Thư nắm bắt ngay.

Còn tân binh Phạm Nữ Dương Kiều (22 tuổi, Bình Thuận) kể mình “gốc gác nông dân hoàn toàn”.

Kiều tâm sự học lớp 4 đã biết đi gặt lúa, đi bón phân cho khoai mì, đi làm cá ngoài chợ để kiếm tiền. Thời sinh viên, Kiều đi làm đủ việc, từ phục vụ quán cà phê, bán đồ ở shop, làm PG, MC, tham gia văn nghệ...

Với sự năng nổ, dạn dĩ ấy, Kiều trở thành cộng tác viên ban văn nghệ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận - đó cũng là cái duyên để Kiều được tiếp xúc và yêu môi trường quân đội.

Tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường, Kiều dạy ở trường mầm non được 3 tháng. Một buổi trưa, Kiều nhận được cuộc gọi từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận: “Con có muốn đi bộ đội không? Nếu có thì con viết đơn tình nguyện nhập ngũ...”.

Vui nhưng lưu luyến những em nhỏ bi bô hồn nhiên, lo lắng vì lúc này cha mẹ đều phải nằm viện. Vượt qua tất cả, Kiều đã chọn quân ngũ.

“Ngày mình đi, chỉ có một mình. Lúc mặc bộ quân phục vào, mình gọi cho cha mẹ, nói: Mẹ vô ngó coi bộ quân phục con mặc có đẹp không?” - Kiều chia sẻ. Dù ốm bệnh nhưng cha mẹ Kiều vẫn đến chia sẻ với con gái.

 

Chúng tôi là đồng đội bên nhau: các nữ tân binh của trung đội 1, Đại đội bộ binh 1.
Chúng tôi là đồng đội bên nhau: các nữ tân binh của trung đội 1, Đại đội bộ binh 1.

Mong phục vụ lâu dài

Đó là tâm sự của tất cả các nữ tân binh - những cô gái đôi mươi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Để chính thức mặc lên mình bộ quân phục, tất cả các cô gái trẻ đều đã học xong một ngành nghề (tốt nghiệp trung cấp trở lên).

Với trình độ chuyên môn ấy, sau hai năm quân ngũ, các cô gái đều mong muốn được tiếp tục cống hiến lâu dài. Lệ Huyền, tốt nghiệp ĐH chuyên ngành luật hình sự, mong muốn được trở thành một trinh sát trong quân đội.

Để làm được điều đó, những ngày đầu tiên đặt chân vào quân ngũ, Huyền đã nỗ lực học tập, rèn luyện, nhất là rèn luyện thể lực, học hỏi khả năng quan sát, nắm bắt tình hình. “Mình luôn suy nghĩ cái gì nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được” - Lệ Huyền nói.

Trong 100 tân binh nữ, rất nhiều tân binh đã tốt nghiệp ngành y, dược.

“Mình đã đi làm được một năm nhưng vẫn vào quân ngũ vì yêu thích, cũng để bản thân trưởng thành hơn. Sau này, nếu quân đội cần, mình cũng mong được ở lại, trở thành một người quân y để chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho đồng đội”- Nguyễn Thị Linh (23 tuổi, quê Đak Lak) nói.

Nhiều tân binh đã chia sẻ những suy nghĩ thật đẹp, đó là được một lần trở thành người quân y khám chữa bệnh cho bộ đội, ngư dân ở Trường Sa.

Chiến sĩ Phạm Huỳnh (22 tuổi, hiện đóng quân tại tiểu đoàn kiểm soát quân sự 31, đại đội kiểm soát quân sự 3, Bộ Tư lệnh TP. HCM) cho biết bạn nộp đơn tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự khi đang theo học năm hai ĐH FPT ngành quản trị kinh doanh - tài chính và được gia đình ủng hộ.

Bạn cho biết bản thân lúc đầu cũng ít nhiều băn khoăn vì thấy bạn bè lo lắng với lựa chọn này của mình, nhưng giờ bạn hoàn toàn tự tin về quyết định ngày nào.

Huỳnh có nguyện vọng thi đậu vào Trường ĐH Trần Đại Nghĩa, học khối sĩ quan kỹ thuật. Nếu đậu thì Huỳnh sẽ cố gắng hết sức học tốt để biến ước mơ trở thành một chiến sĩ quân đội thành hiện thực.

Chiến sĩ, đảng viên trẻ Lê Minh Nhựt (24 tuổi, đóng quân tại tiểu đoàn 3, Trung đoàn Gia Định, Bộ Tư lệnh TP.HCM) nói khát khao được phục vụ lâu dài trong quân ngũ có trong bạn từ rất lâu.

Học xong lớp 12, tham gia công tác Đoàn ở địa phương (Nhựt từng là phó chủ tịch Hội LHTN VN của P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), gặp gỡ thanh niên và công tác dân vận nhiều nên quyết định tự nguyện nộp đơn đi nghĩa vụ, vừa thực hiện nghĩa vụ công dân, đặc biệt là một đảng viên trẻ, vừa muốn học hỏi được nhiều điều bổ ích từ đó trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này.

“Nếu bản thân không đủ tiêu chuẩn, yêu cầu từ quân đội thì tôi sẽ tiếp tục quay trở về công tác Đoàn tại địa phương. Nhưng đó là “nếu”, còn hiện tại tôi đang quyết tâm thực hiện mơ ước này” - Minh Nhựt khẳng định.

Đây cũng là suy nghĩ của bạn Vũ Lê (25 tuổi, đóng quân cùng đơn vị), người từng tốt nghiệp kỹ sư xây dựng công trình (ĐH Thủy lợi) và ước mong được ở trong hàng ngũ quân đội lâu dài.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.