Độc đáo vườn dưa hấu 'nằm võng' của 8X miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho dưa hấu leo giàn, “nằm võng”, anh Huỳnh Công Quyển (39 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thành, H.Châu Thành, An Giang) có nguồn thu nhập cao mùa tết.
Từ nhà lưới sẵn có của gia đình, anh Quyển cải tiến phương pháp canh tác, chọn giống dưa hấu không hạt để trồng. Thay vì để dưa hấu bò tự nhiên trên mặt đất, anh làm giàn cho dây leo và “mắc võng” cho trái “nằm”. Với cách làm độc sáng tạo này, dưa hấu đạt hiệu quả cao về năng suất lẫn chất lượng.

Vườn dưa hấu độc đáo cuả anh Quyển. Ảnh: Duy Tân
Vườn dưa hấu độc đáo cuả anh Quyển. Ảnh: Duy Tân
Anh Quyển cho biết, mặc dù diện tích nhà lưới chỉ có 2.000 m2 nhưng khi làm giàn thì có thể trồng hơn 4.000 dây, số lượng tăng gần gấp đôi so với trồng thả lan trên mặt đất. Trồng dưa hấu leo giàn cũng không khó, quy trình không khác so với trồng thả lan, từ khâu làm sạch đất, lên liếp, ươm bầu, gieo hạt, cách thụ phấn, lấy trái, bón phân chăm sóc... đều tiến hành tương tự. Riêng công chăm sóc thì có phần nặng hơn, bởi phải cho dây lên giàn và khi trái lớn bằng trái cam thì phải làm giá đỡ cho trái. Cách này được nhiều người gọi vui là “mắc võng” cho dưa nằm.

Với cách làm sáng tạo, anh Quyển có lợi nhuận cao trong vụ dưa tết. Ảnh: Duy Tân
Với cách làm sáng tạo, anh Quyển có lợi nhuận cao trong vụ dưa tết. Ảnh: Duy Tân
Phần giá đỡ tùy vào sự sáng tạo của nhà vườn. Ở đây, anh Quyển dùng dây ni lông để treo cố định và phần lưới mắc như chiếc võng để bao bọc trái. Phần giá đỡ này có tác dụng nâng đỡ trọng lượng trái và có thể tận dụng lại trong nhiều vụ sản xuất tiếp theo.

Trồng dưa hấu cho leo giàn hạn chế được sâu bệnh và dịch hại tấn công trực tiếp từ mặt đất. Ảnh: Duy Tân
Trồng dưa hấu cho leo giàn hạn chế được sâu bệnh và dịch hại tấn công trực tiếp từ mặt đất. Ảnh: Duy Tân
Theo anh Quyển, trồng dưa hấu leo giàn tuy cực công nhưng bù lại trái đẹp, to tròn, vị ngọt thanh, năng suất và sản lượng tăng cao. Bên cạnh đó, hạn chế được sâu bệnh và dịch hại tấn công trực tiếp từ mặt đất; có thể trồng được quanh năm, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, lũ lụt, ngập úng.

Anh Quyến dùng dây ni lông để treo cố định và phần lưới mắc như chiếc võng để bao bọc trái dưa. Ảnh: Duy Tân
Anh Quyến dùng dây ni lông để treo cố định và phần lưới mắc như chiếc võng để bao bọc trái dưa. Ảnh: Duy Tân
Những ngày này là thời điểm anh Quyển thu hoạch dưa bán tết. Tất cả trái đều tròn đều, trọng lượng từ 2 - 5 kg/trái, dây dưa xanh tốt, lá chân xanh và khỏe. Theo anh Quyển, vụ dưa Tết Nguyên đán Nhâm Dần này, vườn dưa của anh ước đạt năng suất từ 7 - 8 tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi trên 30 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Như, cán bộ Trạm khuyến nông H.Châu Thành (An Giang), cho biết mỗi năm xã Vĩnh Thành trồng khoảng 30 ha dưa hấu, chủ yếu theo cách truyền thống trồng ngoài trời. Riêng Quyển chuyển đổi trồng trong nhà lưới, làm giàn và giá đỡ nên đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Du khách thích thú chụp ảnh với những trái dưa hấu “nằm võng”. Ảnh: Duy Tân
Du khách thích thú chụp ảnh với những trái dưa hấu “nằm võng”. Ảnh: Duy Tân
“Cách trồng dưa hấu của anh Quyển hạn chế được sâu bệnh. Ngoài ra, trồng trong nhà lưới mật độ gấp cao 2 lần so với trồng ngoài trời. Sản phẩm trong nhà lưới không dùng thuốc trừ sâu, an toàn hơn cho người tiêu dùng”, bà Như cho biết.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.