"Cặp đôi hoàn hảo" rủ nhau về quê làm giàu từ dừa sấy giòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học muốn tìm việc làm tại các cơ quan, công sở...Thế nhưng khi nghe câu chuyện khởi nghiệp của 2 chàng trai 9X Huỳnh Minh Thành và Lê Gia Thịnh (tỉnh Bến Tre) tạo cho chúng ta niềm tin với tinh thần “dám nghĩ, dám làm” để vượt lên chính mình của tuổi trẻ.
Khởi nghiệp từ 60 triệu đồng
Huỳnh Minh Thành và Lê Gia Thịnh đều sinh năm 1994, cả 2 sinh ra và lớn lên tại thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre). Tuy không học cùng lớp nhưng hai bạn chơi thân với nhau từ bậc THCS.
Năm 2016, Minh Thành trúng tuyển vào Trường Đại học Trà Vinh, chuyên ngành Y khoa răng hàm mặt, hiện là sinh viên năm thứ tư. Còn Lê Gia Thịnh trúng tuyển vào Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành Quy hoạch đô thị, đã tốt nghiệp đại học năm 2019.
Đóng gói sản phẩm dừa sấy cung ứng cho thị trường.
Đóng gói sản phẩm dừa sấy cung ứng cho thị trường.
Huỳnh Minh Thành xuất thân trong gia đình có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ dừa, nhưng không có ý tưởng sẽ theo nghề của gia đình. Một lần tình cờ Thành tham dự hội thảo với một vị giáo sư người Nga và được vị giáo sư mời dùng loại mứt dừa sấy với mùi vị sả vô cùng hấp dẫn.
Từ đó, Minh Thành liền nghĩ đến việc làm dừa sấy giòn từ chính quê hương mình. “Ông bà ta nói “Cái nghề, cái nghiệp khác nhau lắm”, mình chọn nghề nhưng cái nghiệp lại chọn mình. Sự hữu duyên này đã làm mình quyết định tìm tòi, thử nghiệm về loại mứt sấy đặc biệt này” - Minh Thành chia sẻ.
Năm 2018, khi đang học năm thứ ba đại học, Thành xin bảo lưu kết quả học tập để trở về quê cùng bạn thân Lê Gia Thịnh tham gia khởi nghiệp với số vốn ít ỏi khoảng 60 triệu đồng. Thành đã mua sắm một số dụng cụ như lò vi sóng, máy bào dừa…và bắt tay thử nghiệm sản phẩm dừa sấy giòn.
Hơn 6 tháng sản xuất, Thành đã tìm ra công thức sấy dừa với nhiều hương vị đặc trưng như gừng, sữa, cà phê, ca cao… ít đường, có độ béo thấp, bảo quản được lâu trong điều kiện bình thường. Đặc biệt, dừa sấy giòn của Thành có cảm giác tự tan trong lúc sử dụng, không bị xảm bởi chất xơ. Sản phẩm nhanh chóng được thị trường chấp nhận.
Khát vọng đưa dừa sấy giòn vươn xa
Đầu năm 2019, Thành quyết định đăng ký thành lập Công ty TNHH Funny Fruit tại thị trấn Mỏ Cày, do Huỳnh Minh Thành làm Giám đốc, Lê Gia Thịnh phụ trách kinh doanh thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Trưng bày giới thiệu sản phẩm dừa sấy giòn của công ty do Huỳnh Minh Thành làm chủ tại cửa hàng.
Trưng bày giới thiệu sản phẩm dừa sấy giòn của công ty do Huỳnh Minh Thành làm chủ tại cửa hàng.
Bước đầu, công ty sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất gần 500 triệu đồng, thuê khoảng 20 lao động, chủ yếu là lao động nữ. Hiện tại, sản phẩm dừa sấy giòn của công ty rất đa dạng, nhiều hương vị đặc trưng khác nhau. Mỗi tháng, công ty đạt doanh thu trên 200 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí còn lợi nhuận hơn 40 triệu đồng.
Sau hơn 3 tháng, sản phẩm của 2 chàng trai 9X đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều cửa hàng, đại lý, siêu thị trên toàn quốc. Sản phẩm còn được bán online thông qua các kênh trực tuyến như Facebook, Shoppee, Postmart… Đặc biệt, sản phẩm dừa sấy giòn Funny Fruit đã đạt được giải ba Cuộc thi “Sáng tạo ngành dừa” tổ chức tại Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ 5 năm 2019 và được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Đầu năm 2020, Funny Fruit vinh dự là một trong 40 doanh nghiệp có sản phẩm đạt chuẩn 4 sao OCOP và là sản phẩm tiêu biểu của huyện Mỏ Cày Nam.
“Chúng tôi mong muốn được tiếp cận và xuất khẩu dừa sấy giòn vào thị trường EU thông qua EVFTA. Công ty hy vọng được Sở Công Thương xem xét hỗ trợ vốn khuyến công để có thêm năng lực sớm hoàn thiện dây chuyền sản xuất. Đồng thời cũng muốn tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước, đưa sản phẩm dừa sấy giòn Bến Tre đi xa, nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà”, Huỳnh Minh Thành bày tỏ.
Theo Anh Đào (Báo Đồng Khởi/Dân Việt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/ben-tre-cap-doi-hoan-hao-ru-nhau-ve-que-lam-giau-tu-dua-say-gion-1081717.html

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.