'Nông trại trên cao' của chàng thạc sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biến tất cả khoảng trống dù hơn nửa mét vuông trong các hộ gia đình thành một vườn rau sạch là mong ước mà dự án máy trồng rau khí canh trụ đứng Ero-Farm của Phạm Thành Lộc hướng tới.
Anh Lộc (trái) cùng cộng sự trong khu vườn dự án của minh - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Anh Lộc (trái) cùng cộng sự trong khu vườn dự án của minh - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Tại một sân thượng của tòa chung cư nằm trên quận Bình Tân (TP.HCM), Lộc khoe khu "nông trại trên cao" Sky-Farm rộng hơn 2.000m2 của mình và cộng sự đang ngày một hình thành.

Mô hình bắt đầu tạo ra giá trị tinh thần rồi. Hai nhóc nhà này thích khu vườn này lắm. Hễ cứ đi học về là chạy ra ngay chăm vườn, quên luôn chơi máy tính.

Chị Lê Hồng Anh (38 tuổi, ngụ Q.Bình Tân)
Đi ngược lại
Lộc sinh ra trên mảnh đất Củ Chi (TP.HCM), từng là thành viên chủ chốt trong ban chấp hành Hội Sáng chế Việt Nam với nhiều bằng sáng chế, nghiên cứu có giá trị. Lộc cho biết trước sự quan tâm nguồn thực phẩm sạch cùng xu hướng trồng rau tại nhà của người dân cách đây 5 năm trước khiến anh cứ đau đáu về một "công trình khởi nghiệp".
Với lỗ hổng về diện tích, thời gian, chi phí cùng loại phân sử dụng, Lộc hướng đến mô hình khí canh trụ đứng. Thế nhưng, ngáng chân anh là một khó khăn lớn về phân bón, chúng khiến dự án tưởng chừng như "phá sản". "Phân hữu cơ không phù hợp trong canh tác không dùng đất. Đặc biệt là khí canh, thứ mà mình đang muốn hướng tới" - anh Lộc nói.
Mày mò, anh bù đầu vào các quy trình dài "ngoằng" từ tìm nguyên liệu, công thức, vi khuẩn phù hợp... Lộc cũng từng nhập khẩu từ Mỹ về một loại vi khuẩn có tên EMZ- FUSA để thử nghiệm nhưng vẫn không ưng ý. Khi những công thức đầu tiên dần hình thành, Lộc bảo mừng như muốn hét lên.
Chia sẻ về túi phân hữu cơ giúp dự án sống còn, Lộc nói: "Việc kiểm tra những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đều đạt kết quả tốt. Giờ tiếp tục giai đoạn hai, kiểm nghiệm những chỉ tiêu người dân quan tâm như sắt, kẽm, canxi cùng hợp chất thiên nhiên như tinh dầu, các vitamin... trong rau thế nào. Nhưng lòng tin vẫn quan trọng".
Lộc kể rằng việc đi ngược lại với nghiên cứu hiện có khiến nhiều nhà khoa học từng tìm đến tận vườn để trực tiếp kiểm nghiệm. Đầu năm 2019, dự án Ero-Farm của Lộc được cấp bằng bảo hộ sáng chế.
Hướng đến gia đình, trường học
Là một trụ tháp theo chiều thẳng đứng để tiết kiệm diện tích, Ero-Farm được nâng cấp để trở thành một "cỗ máy" trồng rau trên không bước đầu mang lại hiệu quả. Theo đó, máy được thiết kế để tạo ra từ 243 chỗ trồng (trên diện tích hơn 1m2), cho ra 15-30kg rau tùy loại trong chu kỳ khoảng 25 ngày trồng. Một mô hình lắp tại nhà giá 3-5 triệu đồng, giá thuê khoảng 900.000 đồng/tháng.
Lộc thiết kế nhiều kiểu dáng như chữ L, U, I và hình chữ nhật nhằm phù hợp với mọi khoảng trống dù chỉ là nửa mét vuông tại các hộ gia đình hay hàng nghìn mét vuông ở các công trình lớn.
Ngắm nhìn sản phẩm từng làm mình mất trắng hơn 1 tỉ đồng cho quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Lộc chia sẻ việc không muốn tự động hóa các khâu là vì nhiều mục đích.
Ngoài phủ xanh các mảng tường trống, anh muốn biến mô hình này trở thành những khu vườn giúp các trường học có những buổi ngoại khóa ngoài trời. Từ đó, lượng rau trồng được có thể là thực phẩm cho chính những bữa ăn nội trú của học sinh tại trường.

Khởi nghiệp sẻ chia cùng khởi nghiệp

Ero-Farm từng nhận được gói hỗ trợ 1,2 tỉ đồng từ chương trình hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (SpeedUp) của Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM. Theo Lộc, lý do mà hơn 500 gia đình đã lắp đặt sản phẩm này là bởi tính thông dụng từ những vật dụng làm nên nó."

Mọi thứ đã có sẵn, lại có thể áp dụng cho mô hình của mình thì tại sao ta phải mất thời gian để nghiên cứu nó. Vui gì bằng một khách hàng sử dụng máy của mình đến năm thứ năm, sáu rồi bị hỏng mà chẳng cần liên hệ tới mình, họ có thể tự tay mua vật liệu về thay dùng" - Lộc chia sẻ.

Theo CÔNG TRIỆU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.